Phẫu Thuật Thay Khớp Gối Nhân Tạo

Chi phí thay khớp gối có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?

Chi phí thay khớp gối có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?

Thay khớp gối là một trong những phẫu thuật được đánh giá phức tạp và tốn kém chi phí. Tuy nhiên, với những bệnh nhân có bảo hiểm thì chi phí được giảm đi rất nhiều. Vậy, hãy cùng tìm hiểu chi phí thay khớp gối có bảo hiểm ngay trong bài viết dưới đây. 

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có vai trò như thế nào?

Thay khớp gối là một trong những thủ thuật khá phổ biến hiện nay của khoa xương khớp. Thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô xương hay sụn bị hư hại, sau đó thay chúng bằng các tế bào xương nhân tạo. 

> Tham khảo thêm:

Vai trò của phẫu thuật thay khớp gối
Vai trò của phẫu thuật thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối được xem như bước tiến quan trọng trong y học hiện nay. Bởi chúng có vai trò giảm các triệu chứng đau nhức, giảm sưng tấy và phục hồi chức năng vận động của cơ thể. Từ đó, giúp cân bằng và cải thiện chất lượng cuộc sống.  

Hình thức này cũng là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để cơ thể thích nghi và trở về với đúng quỹ đạo hoạt động của nó mà không cần phải trải qua nhiều thời gian.

Các kỹ thuật thay khớp gối

Hiện nay, kỹ thuật thay khớp gối có thể được thực hiện bởi 2 hình thức như sau:

Thay khớp gối bán phần

Hình thức thay khớp gối bán phần hay còn được gọi là thay không hoàn toàn. Kỹ thuật này giúp thay thế một phần trong khớp gối của người bệnh và giữ lại các khớp còn tốt. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị tổn thương một phần bên trong của ổ khớp. 

Thay khớp gối bán phần thực hiện các mô khớp nhân tạo thay thế cho cơ quan bị tổn thương. Đây là thủ thuật đơn giản và thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. 

Thay khớp gối toàn phần

Một số trường hợp được chỉ định là viêm khớp gối hoặc thoái hóa khớp gối nghiêm trọng sẽ được chỉ định thay toàn phần. Thủ thuật này sẽ thay thế toàn bộ khớp bị hỏng bằng các mô khớp nhân tạo. 

Vì độ xâm lấn cao nên phương pháp này có nhiều rủi ro và một số biến chứng khá cao. Song, hiệu quả của phương pháp thay gối toàn phần lên tới hơn 80% và có thể vận động trong thời gian ngắn. 

Quy trình phẫu thuật thay khớp gối

Dưới đây, hãy cùng tham khảo quy trình thay khớp gối. 

Quy trình thay khớp gối như thế nào?
Quy trình thay khớp gối như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị trước phẫu thuật

Thủ thuật thay khớp gối được đánh giá là thủ thuật ngoại khoa lớn, vì thế các bước chuẩn bị trước phẫu thuật cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Người bệnh cần khám và xét nghiệm trước khi tiến hành phẫu thuật.: đo điện tâm đồ, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và kiểm tra có bị máu khó đông hay không. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trình bày với bác sĩ một số thông tin như sau:

  • Người bệnh cần kê khai các loại thuốc đang sử dụng. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định dừng một số loại thuốc nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng trong quá trình phẫu thuật. 

  • Cần chuẩn bị tâm lý và sử dụng kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật. 

  • Dừng việc sử dụng các chất kích thích trước khi phẫu thuật ít nhất trước 2 tuần và sau 1 tháng. 

  • Dừng việc ăn uống quá nhiều chất từ 6 đến 12 tiếng trước khi thay khớp gối. 

Bước 2: Quá trình thay khớp

  • Đầu tiên, người bệnh sẽ phải sử dụng kháng sinh bằng cách truyền qua đường tĩnh mạch, việc này giúp hạn chế nhiễm trùng. 

  • Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định gây mê toàn thân hoặc gây mê cục bộ. 

  • Bệnh nhân sẽ được đặt đầu gối cong lên nhằm lộ các khớp xương để phục vụ phẫu thuật. 

  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ thực hiện rạch khoảng 15 đến 20cm để có thể bắt đầu thay khớp. 

  • Xác định rõ vùng tổn thương, sau đó tiến hành thay khớp xương một phần hoặc toàn phần. 

  • Đội ngũ phẫu thuật tiến hành kiểm tra ca phẫu thuật lần cuối trước khi khâu. 

  • Thông thường, trung bình mỗi ca phẫu thuật thay khớp gối kéo dài từ 1 đến 3 tiếng. 

Bước 3. Hồi phục sau phẫu thuật

Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức trong khoảng một vài tiếng và chuyển tới phòng bệnh thường. Tùy thuộc vào ca bệnh, bạn có thể lưu trú tại viện khoảng một vài ngày để tiện theo dõi. 

Trong quá trình này, mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau nhằm giảm thiểu các triệu chứng hậu phẫu. Đồng thời, bác sĩ sẽ đánh giá độ hoàn thiện và tương thích của khớp gối để đề ra phác đồ luyện tập cho mỗi bệnh nhân. 

Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo

Tuổi thọ của khớp gối là câu hỏi được đặt ra khá nhiều khi thực hiện thay khớp gối. Theo các chuyên gia, khớp gối nếu tương thích với cơ thể sẽ có tuổi thọ trọn đời. Song, người bệnh cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì chế độ chăm sóc tại nhà hậu phẫu. 

Cách chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân sau khi thay khớp gối

Người bệnh cần thực hiện một số việc dưới đây nhằm đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ sau phẫu thuật:

  • Đảm bảo khu vực phẫu thuật luôn được vệ sinh và tránh gây lực mạnh lên khu vực này. 

  • Sau quá trình thay khớp, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt để phục hồi thể trạng. Đồng thời tăng cường dinh dưỡng nhằm hỗ trợ sức lực và tăng cường cơ bắp. 

  • Tuyệt đối không mang vác các vật nặng, vận động mạnh sau 2 tuần phẫu thuật. 

  • Bệnh nhân nên thực hiện luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh đứng quá lâu khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống khớp. 

  • Khuyến khích sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nạng để hạn chế trọng lượng dồn xuống. 

  • Kiểm soát cân nặng để tránh tình trạng tăng cân quá nhanh khiến khớp gối phải chịu áp lực lớn. 

Chi phí phẫu thuật thay khớp gối là bao nhiêu?

Thay khớp gối bao nhiêu tiền? Hiện nay trên thị trường, một ca thay khớp gối có chi phí dao động từ 40 đến 80 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào từng ca bệnh khác nhau. 

Thay khớp gối có chi phí từ 40 đến 80 triệu đồng
Thay khớp gối có chi phí từ 40 đến 80 triệu đồng

Cụ thể, trường hợp thay khớp gối một phần sẽ có chi phí rẻ hơn thay khớp gối toàn phần. Bên cạnh đó, chi phí còn phụ thuộc vào địa chỉ thực hiện phẫu thuật, mức độ bệnh lý nền và một số yếu tố khác. Vì vậy, nếu muốn biết chi phí cụ thể, bạn nên thăm khám tại cơ sở để được báo giá cụ thể. 

Hiện nay, thay khớp gối là thủ thuật ngoại khoa được thực hiện khá phổ biến tại các bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín, bệnh viện lớn để hạn chế những rủi ro không đáng có. 

Bảo hiểm y tế thanh toán tiền thay khớp gối thế nào?

Hiện nay, tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập, chi phí thay khớp gối có bảo hiểm được chi trả từ 70 đến 80%. Tuy nhiên, tùy từng ca bệnh khác nhau, mức chi phí giảm sẽ có giá trị khác nhau. Vì thế, bạn cần thăm khám và nghe tư vấn từ nhân viên của đơn vị. 

Số tiền mà bảo hiểm y tế hỗ trợ cho cuộc phẫu thuật này là khá lớn. Do đó mọi người cần tìm hiểu thông tin thật kỹ lưỡng, đảm bảo chính xác để áp dụng quyền lợi.

Phẫu thuật thay khớp gối là một trong những phẫu thuật được đánh giá cao, bởi giúp loại bỏ các khớp bị hư hại, giảm tối đa triệu chứng đau nhức và tăng khả năng vận động. Tuy đây là phương pháp khá đắt đỏ nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên thăm khám định kỳ và tư vấn kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật. 

Trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về chi phí thay khớp gối có bảo hiểm. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn “bỏ túi” được các kiến thức hữu ích. Chúc bạn có sức khỏe thật tốt!

Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Khớp Việt

Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0898313122

Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com

5/5 - (6 bình chọn)