Viem Khop Dang Thap La Gi

Viêm khớp dạng thấp là gì, biểu hiện, nguyên nhân, điều trị bệnh ra sao?

Viêm khớp dạng thấp là gì

Viêm khớp dạng thấp là do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng tại khớp, ngoài khớp và toàn  thân ở nhiều mức độ khác nhau.

Tham khảo thêm bài viết: https://khopviet.com/viem-bao-gan/

Viêm khớp dạng thấp là gì
Viêm khớp dạng thấp là gì

Biểu hiện lâm sàng của bệnh: 

Viêm màng hoạt dịch ăn  mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng, tiến triển từng đợt, có xu hướng nặng dần gây huỷ hoại sụn khớp và  đầu xương. 

Viêm mạch, viêm màng  ngoài tim, viêm nội tâm mạc, rối loạn nhịp tim, tràn  dịch màng phổi, xơ phổi, khô giác mạc và kết mạc  mắt, hội chứng ống cổ tay, chèn ép tuỷ cổ do trật khớp  đội – trục (C1 – C2),…

Chẩn đoán 

  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ. 

  • Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: Sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (tính hai bên): khớp liên đốt ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân. 

  • Viêm các khớp ở bàn tay: Sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay. 

  • Dấu hiệu Xquang điển hình của VKDT: Chụp  khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương,  hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương . 

Điều trị

 Nguyên tắc điều trị 

Bệnh nhân nên điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi  thường xuyên để đảm bảo bệnh chuyển biến đúng theo mong muốn.

Điều trị viêm khớp dạng thấp
Điều trị viêm khớp dạng thấp

Phương án điều trị cụ thể

Điều trị triệu chứng: nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giúp người bệnh giảm thiểu các cơn đau kéo dài đồng thời duy trì khả năng vận động (tuy nhiên các thuốc này không thay đổi được diễn tiến tự nhiên của bệnh). 

        Các thuốc kháng viêm không steroid: Non steroidal Anti Inflammatory Drugs (KVKS NSAIDs). 

  • Các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2  (vì thường phải sử dụng dài ngày). 

+ Celecoxib (Celebrex): 200mg, uống 1 đến 2 lẩn mỗi ngày. 

+ Meloxicam (Mobic): 15mg tiêm hoặc uống ngày một lần. 

+ Etoricoxib (Arcoxia): 60 – 90m g, ngày uống một lần. 

  • Các thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc: 

+ Diclofenac (Voltarene): uống hoặc tiêm bắp: 75mg X 2 lần/ngày trong 3 – 7 ngày. Sau đó uống: 50mg X 2 – 3 lần/ ngày trong 4 – 6 tuần. 

+ Piroxicam + Cyclodextrin (Brexin) 20mg uống hàng ngày. 

+ Hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác  (liều tương đương). 

Lưu ý:Lưu ý đối với bệnh nhân già yếu, tiền căn bị bệnh lý dạ dày…) hoặc điều trị dài ngày, cần theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm proton. 

Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone) 

  • Thường sử dụng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu lực.

+ Thể vừa: 16 – 32mg methylprednisolon (hoặc tương đương), uống hàng ngày vào 8 giờ sáng, sau ăn. 

+ Thể nặng: 40mg methylprednison đường TM  mỗi ngày. 

+ Thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng  (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp nặng): liều  bắt đầu từ 500 – I.OOOmg methylprednisolone truyền  TM trong 30 – 45 phúưngày, điều trị 3 ngày liên tục.  Sau đó chuyển về liều thông thường. Liệu trình này  có thể lặp lại mỗi tháng nếu cần. 

  •  Sử dụng dài hạn (thường ở những bệnh nhân  nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận  do dùng corticoid kéo dài): Bắt đầu ở liều uống:  20mg hàng ngày, vào 8 giờ sáng. Khi đạt đáp ứng  lâm sàng và xét nghiệm, giảm dần liều, duy trì liều  thấp nhất (5 – 8mg hàng ngày hoặc cách ngày)  hoặc ngừng (nếu có thể) khi điều trị cơ bản có hiệu  lực (sau 6 – 8 tuần). 

Điểu trị cơ bản bằng nhóm thuốc DMARs có thể thay đổi được diễn tiến của bệnh (Disease Mondifying Anti Rheumatic Drugs – DMARDs) để  làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển và có thể thay  đổi được diễn tiến tự nhiên của bệnh, cần điều tri lâu  dài và theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm  sàng trong suốt thời gian điều trị). 

  • Thể mòi mắc và thể thông thường: sử dụng các thuốc DMARDs: 

+ Methotrexate (MTX) khỏi đầu 10mg một lần mỗi tuần. Tuỳ theo đáp ứng mà duy trì liều cao hoặc thấp hơn (7,5 – 15mg) mỗi tuần (liều tối đa là 20mg/ tuần). + Hoặc sulfasalazine (SSZ) khởi đầu 500mg/ngày, tăng mỗi 500mg mỗi tuần, duy tri ở liều 1-OOOmg X 2 lần mỗi ngày. 

+ Kết hợp: MTX với SSZ và/hoặc hydroxychloroquine nếu đơn trị liệu không hiệu quả. 

  • Thể nặng, không đáp ứng với các DMARDs (sau 6 tháng) cần kết hợp vói các tác nhân sinh học (các DMARDs sinh học)

Trước khi chỉ định các thuốc sinh học, cần làm các bilan để kiểm soát lao, viêm gan, chức năng gan thận và đánh giá hoạt tính bệnh (tốc độ máu lắng hoặc CRP, DAS 28, ACR20, 50, 70, HAQ). 

+ Kết hợp methotrexate và thuốc kháng interleukin 6 MTX 10 – 15mg mỗi tuần + tocilizumab (Actemra) 4 – 8mg/kg cân nặng, tương đương 200 – 400mg ừuyền TM mỗi tháng một lần. 

+ Kết hợp methotrexate và một thuốc kháng TNFct MTX 1 0 – 15mg mỗi tuần + etanercept (Enbrel) 50mg tiêm dưới da tuần một lần. 

Hoặc MIX 10 – 15mg mỗi tuần + infliximab (Remicade) TTM 2 – 3mg/kg mỗi 4 – 8 tuần. 

+ Kết hợp methotrexate và kháng lympho B. MTX 10 – 15mg mỗi tuần + rituximab truyền TM 500 – 1.000mg X 2 lần, cách 2 tuần, có thể nhắc lại một hoặc hai liệu trình mỗi năm. 

Các biện pháp hỗ trợ: 

+Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút  gân, dính khớp, teo cơ. 

Khuyến khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ động và thụ động theo  đúng chức năng sinh lý của khớp. 

+ Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối  khoáng, phẫu thuật chỉnh hình (cắt xương sửa trục, thay khớp nhân tạo khi có chỉ định). 

Theo dõi quá trình điều trị 

  • Xét nghiệm định kỳ: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein c phản ứng (CRP), creatinine, SGOT, SGPT.

  • Xét nghiệm máu cấp, chụp XQ phổi… tuỳ theo diễn biến tình hình bệnh. 

  • Sinh thiết gan khi có nghi ngờ tổn thương gan và tuân theo các yêu cầu của bác sĩ khi có dấu hiệu biểu hiện tổn thương gan.

  • Đánh giá tình trạng bệnh thông quá các chỉ số, với những trường hợp đặt biệt cần điều trị tích cực ngay từ đầu và xem  xét việc dùng các DMARDs sinh học sớm.

  • Theo dõi quá trình điều trị
    Theo dõi quá trình điều trị

    Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.     

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng kiểm soát triệu chứng bệnh là điều hoàn toàn có thể. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám đúng chuyên khoa với chuyên gia giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp.

5/5 - (4 bình chọn)