Khớp khuỷu tay còn được gọi là khớp cùi chỏ, sở hữu độ cứng hơn những phần xương khác trong cơ thể. Tuy nhiên cũng chính vì lý do đó, khi trật khớp này, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau dữ dội với cường độ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động thường ngày. Để có thể khắc phục nhanh chóng tình trạng này, đừng quên tham khảo cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà ngay sau đây.
Mục lục
Chẩn đoán trật khớp khuỷu tay như thế nào?
Trật khớp khuỷu tay là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay, chỉ đứng thứ 2 sau khớp vai. Theo đó, phần khớp này bị kéo lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khớp ở sai vị trí dẫn tới việc bệnh nhân liên tục cảm thấy những dấu hiệu như sau:
-
Các cơn đau nhức dai dẳng với cường độ tăng dần vô cùng khó chịu quanh vùng tay của mình..
-
Cẳng tay hoàn toàn cứng đờ và không thể gấp, duỗi lại được. Có nhiều bệnh nhân gặp tình trạng cẳng tay chỉ gấp được chừng 45 độ và nhìn bề ngoài ngắn lại, còn cánh tay lại dài hơn mức bình thường.
-
Khi bạn sờ và chạm nhẹ lên nếp khuỷu, cảm nhận rõ ràng được bờ xương tròn. Đó chính là xương cánh tay. Bạn chỉ cần gấp nhẹ phần khuỷu tay này rồi nhả ra trong 2s để thấy dấu hiệu cẳng tay tự động bật trở về đúng vị trí ban đầu.
-
Vùng khớp sưng đỏ, phù nề, cảnh báo tình trạng bệnh đang nặng hơn.
Nguyên nhân gây ra bởi hệ thống các dây chằng bao xung quanh khớp. Nếu như ở người lớn, dây chằng chắc và bền, thì đối với trẻ em, phần dây này khá lỏng lẻo, do đó trẻ em chính là đối tượng rất dễ gặp tình trạng trật khớp khuỷu tay.
Khi đến thăm khám tại những cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ xoa nắn hoặc chụp cộng hưởng phần khớp này để đánh giá mức độ đau và xếp loại tình trạng bệnh theo từng giai đoạn từ nhẹ tới nặng. Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được điều trị theo một lộ trình thích hợp để nắn chỉnh xương khớp.
Trật khớp khủy tay có nguy hiểm không?
Dù là căn bệnh liên quan trực tiếp tới chức năng của hệ xương khớp, nhưng trật khớp khuỷu tay không quá gây nguy hiểm nếu phát hiện sớm. Tuy vậy, trong trường hợp bạn không khắc phục kịp thời và để thời gian kéo dài, rất có thể gây tổn hại thần kinh và mạch máu, khiến tình trạng nặng nề thêm như:
-
Biến chứng dây thần kinh giữa và hệ thần kinh liên cốt, liệt cảm giác ở đầu ngón tay.
-
Biến chứng mạch máu chiếm tới 5% tỷ lệ trật khớp, nguyên nhân do chèn ép động mạch cánh tay gây rách và co thắt.
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà, hoặc tới thăm khám tại các cơ sở y tế để nhận điều trị tốt nhất.
Trật khớp khuỷu tay nên làm gì
Trật khớp khuỷu tay nên làm gì? Khi vô tình bị trật khớp khuỷu tay, đa phần bệnh nhân đều cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng. Đặc biệt là khi những cơn đau khiến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt bị giảm sút nghiêm trọng. Vậy trật khớp khuỷu tay thì nên là gì?
Cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà
Đầu tiên là phương pháp điều trị trật khớp khuỷu tay không phẫu thuật được dành cho những ca bệnh nhẹ. Đều bạn vừa trật khớp khuỷu tay thì có thể áp dụng ngay phương pháp vật lý trị liệu tại nhà như sau:
-
Giữ cho phần khuỷu tay bất động bằng cách đeo nẹp treo từ 1-2 tuần
-
Thực hiện các bài tập cử động sớm: tập co duỗi cổ tay nhẹ nhàng, chỉnh khớp về đúng vị trí ban đầu
-
Sau khi cử động nhẹ không còn đau đớn nữa, bạn đã có thể bắt đầu chương trình tập luyện tăng cường theo chỉ định của bác sĩ
Lưu ý rằng, đối với những người không có kinh nghiệm trong việc điều trị trật khớp thì hoàn toàn không nên tự chữa tại nhà. Điều này có thể gây nguy hiểm tới các phần xương khớp khác, thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hãy luôn nghe theo hướng dẫn và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Điều trị y tế không phẫu thuật
Phương pháp dành cho những bệnh nhân trật khớp từ nhẹ tới trung bình. Ở cách điều trị y tế không phẫu thuật, bạn sẽ cần tới cơ sở y tế để tiến hành thăm khám.
Trong quá trình này, bác sĩ chính là người điều chỉnh các khớp, nắn chỉnh lại phần khuỷu tay sao cho cơn đau được chữa trị dứt điểm.
Việc điều trị y tế không phẫu thuật vừa đơn giản, vừa đỡ tốn kém lại nhanh chóng, bạn sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro khi điều trị tại nhà.
Phẫu thuật
Những vấn đề liên quan tới xương khớp thường đi kèm sự phức tạp. Vì vậy, biện pháp phẫu thuật sẽ thực sự cần thiết, dùng để can thiệp vào các ca bệnh nặng và đã có sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu xương cũng như dây chằng. Nếu thời gian mắc bệnh lâu thì các bác sĩ thường khó khăn trong việc sắp xếp lại trật tự khớp khuỷu tay, cũng như giữ khớp được thẳng hàng.
Phương pháp phẫu thuật được ứng dụng bằng cách mổ phần khuỷu tay, sau đó băng nẹp bên ngoài nhằm bảo vệ khớp không gặp tình trạng trật thêm lần nữa. Ngoài ra trong một số trường hợp sẽ cần bổ sung sửa chữa mạch máu, dây thần kinh và dây chằng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần vận động một cách cẩn trọng bởi khả năng tái phát bệnh rất cao.
Phòng ngừa trật khớp khuỷu tay như thế nào
Là một căn bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, chắc chắn bạn sẽ không mong muốn mắc phải trật khớp khuỷu tay. Sau đây là cách phòng ngừa trật khớp đơn giản mà bạn nên chú ý:
-
Hạn chế toàn bộ những vận động mạnh, liên tục với cường độ cao ở các vùng xương khớp, không riêng khớp khuỷu tay.
-
Không vận động sai khớp, ví dụ như bẻ vặn tay ngược chiều khiến tác động xấu lên các dây chằng, làm tăng nguy cơ trật khớp khuỷu tay.
-
Tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập vận động linh hoạt, giúp bôi trơn xương khớp, cơ thể dẻo dai hơn cũng là cách khiến cho việc trật khớp không xảy ra.
-
Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để sở hữu sức khỏe tốt.
-
Ngay lập tức tới các cơ sở y tế nếu thấy những dấu hiệu rõ rệt nhất của việc trật khớp.
Người bị đau khuỷu tay nên ăn gì khi chữa trị tại nhà
Có thể bạn chưa biết, bên cạnh việc tập vật lý trị liệu và phẫu thuật, một chế độ ăn lành mạnh cũng giúp cho tình trạng xương khớp của bạn được cải thiện. Sau đây là các thực phẩm nên ăn khi bị đau khớp khuỷu tay:
Thực phẩm giàu glucosamine hỗ trợ tăng cường sức khỏe khớp
Glucosamine là hoạt chất quan trọng có trong cấu tạo sụn khớp, giúp giảm thiểu các cơn đau nhức, tăng cường phạm vi cử động của khuỷu tay cho người trật khớp.
Nguồn thực phẩm chứa nhiều glucosamine chính là hải sản, tôm cua, sò ốc.
Dầu cá mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng
Với hàm lượng Omega 3 là axit béo cần thiết để duy trì sức khỏe dẻo dai, dầu cá sẽ rất tốt cho những bệnh nhân bị đau khớp khuỷu tay. Hoạt chất giúp đẩy lùi cơn đau và khắc phục tình trạng co cứng khớp khó chịu của người bệnh. Omega 3 còn có tác dụng nâng cao hiệu quả của thuốc chống viêm.
Đau khuỷu tay nên ăn gì? Hãy tìm đến nghệ
Nghệ là gia vị quen thuộc của nền ẩm thực Việt và là bài thuốc hữu hiệu để giảm đau, kháng viêm, đặc biệt là viêm khớp. Curcumin trong nghệ sẽ là thành phần tuyệt vời để hạn chế những cơn đau khuỷu tay hiệu quả.
Giảm đau, kháng viêm: đừng bỏ qua gừng!
Gừng là gia vị có tính nóng, giúp xoa dịu, chống viêm và giảm đau rất hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng gừng hãy biết tiết chế và đừng nên lạm dụng để tránh tình trạng gây kích ứng.
Hạt lanh: nguồn thực vật giàu omega-3
Hạt lanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung vào chế độ hàng ngày, đặc biệt là ở dạng dầu để phát huy tối đa hiệu quả chữa viêm khớp.
Làm thế nào để chấm dứt tình trạng đau nhức ở khuỷu tay?
Nếu bạn muốn chấm dứt nhanh chóng tình trạng đau nhức ở khuỷu tay, cách hay nhất vẫn là tìm tới những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám và tiếp nhận điều trị. Tại Khớp Việt Clinic, các bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra những phương pháp giải quyết hữu hiệu dành cho bạn.
Phòng khám Khớp Việt cam kết:
-
Các bác sĩ đều là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xương khớp, giàu kinh nghiệm, lành nghề
-
Đưa ra liệu trình chữa trị cụ thể và phù hợp với từng bệnh nhân
-
Cam kết chữa khỏi bệnh, từ những ca nhẹ tới nặng
-
Chăm sóc bệnh nhân tận tình và chu đáo
-
Chi phí hợp lý
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn nên tham khảo để biết cách chữa trật khớp khuỷu tay hiệu quả tại nhà. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra cách ứng phó khi gặp tình trạng này. Đừng quên truy cập vào website của Phòng khám Khớp Việt để được tư vấn nhanh chóng nhất: khopviet.com