Ngón Tay Lò Xo

Bệnh ngón tay lò xo là gì cách điều trị ngón tay bật lò xo?

Theo số liệu thống kê cho thấy, ngón tay lò xo là căn bệnh thường gặp, tỷ lệ người mắc, nhập viện và điều trị ngày càng cao, mở rộng về độ tuổi mắc bệnh.  Dù vậy song công tác thông tin về chứng bệnh này vẫn chưa được chú trọng, người bệnh còn nhiều băn khoăn khi gặp các triệu chứng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết về căn bệnh này cũng như tìm kiếm những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tổng quan về bệnh ngón tay lò xo, ngón tay lò xo là gì?

Triệu chứng người mắc ngón tay lò xo
Triệu chứng người mắc ngón tay lò xo

Ngón tay lò xo, tên gọi khác là ngón tay cò súng, có tên tiếng Anh là Trigger Finger. Đây là một căn bệnh khá phổ biến trong thời gian vừa qua, được các bệnh viện, cơ sở y tế nghiên cứu chữa trị. 

Người mắc ngón tay lò xo gặp tình trạng viêm, thoái hóa các bao gân gấp ngón tay. Điều này gây chít hẹp phía bao gân, khiến các gân rất khó hoạt động bình thường. Việc gấp, duỗi, cầm, nắm,… gặp nhiều khó khăn. Khi tình trạng ngày càng trở nặng, các gân bị viêm có hạt xơ, được phát hiện khi chụp X-quang hoặc MRI (cộng hưởng từ). Cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều khi không thể tự sinh hoạt, vệ sinh cá nhân mà cần sự hỗ trợ từ gia đình, người thân.

Dấu hiệu nhận biết ngón tay lò xo

Về cơ bản, bệnh ngón tay lò xo không quá khó để nhận biết. Chỉ cần dựa vào những triệu chứng thông thường là có thể phát hiện bệnh. Khi đó, người bệnh cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được chụp chiếu và chẩn đoán tình trạng, cấp độ bệnh.

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng ngón tay lò xo cơ bản như sau:

  • Chẩn đoán theo các triệu chứng lâm sàng tại chỗ. Bao gồm: đau tại gốc ngón tay (vị trí khớp bàn ngón). Khi sờ, nắn có thấy hạt xơ, ấn cảm thấy đau, cấp độ đau tăng dần theo cấp độ bệnh. Hoặc đau khi gấp, duỗi, cử động ngón tay, việc vận động ngón tay gặp nhiều khó khăn. Ngón tay luôn trong tư thế bị khóa gập về phía lòng bàn tay hoặc trong tình trạng tư thế duỗi. 

Tư thế cò súng.
Tư thế cò súng.
  • Bệnh càng nặng, ngón tay có dấu hiệu sưng. Có thể sờ thấy những cục viêm xơ trên gân, vị trí gấp ngón tay hoặc giữa các đốt. Khi co, duỗi, cục xơ di chuyển linh hoạt.

  • Để chẩn đoán chi tiết và chính xác hơn, người bệnh cần đến bệnh viện để siêu âm với đầu dò tần số từ 7.5 đến 30NHZ. Nếu gân dày lên và soi thấy dịch bao quanh, chứng tỏ bạn mắc chứng ngón tay lò xo. 

Nguyên nhân gây bệnh

Theo phân tích từ chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo. Trong đó những nguyên nhân chính bao gồm:

  • Các động tác nghề nghiệp phải cử động tay linh hoạt và liên tục. Những người mắc căn bệnh này bao gồm nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật hoặc thợ chế tác thủ công,… Họ phải giữ một tư thế trong một thời gian dài, thường là tư thế cong hoặc duỗi.

  • Một số trường hợp khác mắc bệnh là do chấn thương, các tai nạn đã gặp trong quá trình làm việc hoặc sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt là chấn thương vùng cổ tay, bàn tay.

  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý nền khác như viêm thấp dạng thấp, gout, đái tháo đường. Thường gặp ở phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hay các bệnh tiền mãn kinh.

Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng của bệnh, các bác sĩ có thể xem xét tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Về cơ bản, bên cạnh các dấu hiệu nhận biết, việc siêu âm và chụp MRI (cộng hưởng từ) hoặc xét nghiệm máu đều được ứng dụng để tìm ra bệnh.

Theo đó, các cấp độ tình trạng bệnh như sau:

  • Cấp độ I. Chỉ đau ở gốc ngón tay, việc di chuyển diễn ra bình thường, không gặp nhiều khó khăn.

  • Cấp độ II. Ngón tay khó cử động, phần gân vẫn bình thường song bị tật, cần sự hỗ trợ của tay còn lại khi cầm, nắm, giữ.

  • Cấp độ III – cấp độ nặng nhất và ngón tay bị kẹt ở tư thế cò súng. Khi đó, việc cử động gặp cản trở rất nhiều. Việc sinh hoạt hằng ngày, vệ sinh cá nhân cần có sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình.

Điều trị ngón tay lò xo

Dù không ảnh hưởng đến tính mạng song bệnh ngón tay lò xo phải được điều trị kịp thời để hạn chế bệnh trở nặng. Có nhiều phương pháp đưa ra để cải thiện tình trạng này. Bao gồm điều trị không phẫu thuật, điều trị bằng phẫu thuật hoặc sử dụng y học cổ truyền là các biện pháp phổ biến nhất.

– Nguyên tắc điều trị

Tùy theo từng tình trạng bệnh, đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở sẽ đưa ra những nguyên tắc điều trị cơ bản. Tuy nhiên, nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo là xét nghiệm máu, làm đầy đủ các xét nghiệm lâm sàng để biết rõ cấp độ, tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như xem xét cơ thể có bị dị ứng với chất nào trong thuốc hay không.

– Điều trị không phẫu thuật

Phương pháp đầu tiên là điều trị không phẫu thuật, sử dụng thuốc. Các loại thuốc chủ yếu được sử dụng bao gồm thuốc kháng viêm, giảm đau, sử dụng theo cả đường tiêm corticoid tại chỗ hoặc đường uống.

Điều trị không phẫu thuật bằng thuốc và vật lý trị liệu.
Điều trị không phẫu thuật bằng thuốc và vật lý trị liệu.

Các loại thuốc được dùng để bổ trợ bao gồm thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng hoặc xuất hiện biểu hiện nhiễm trùng ở các mức độ khác nhau. Vitamin cũng được đưa vào sử dụng, đặc biệt là vitamin C. Một lưu ý nhỏ là việc tiêm thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ phụ trách.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu bệnh ở cấp độ nặng – cấp độ III, việc sinh hoạt chịu nhiều ảnh hưởng, điều trị bằng phẫu thuật là giải pháp được đưa ra. Phẫu thuật được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chỉnh hình, chuyên điều trị các bệnh về xương khớp. Khi đó, phần viêm xơ nhằm cắt bỏ hoàn toàn phần bị viêm, loại bỏ các hạt xơ làm ảnh hưởng đến việc thay đổi tư thế của các ngón tay.

Việc phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản, được chỉ định khi phương pháp điều trị không phẫu thuật (dùng thuốc) không có tín hiệu khả quan.

>> Bài viết liên quan: chi phí phẫu thuật chỉnh hình ngón tay

Y học cổ truyền

Phương pháp cuối cùng là y học cổ truyền, tức kết hợp vật lý trị liệu. Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay và cho thấy kết quả vô cùng tích cực. Bao gồm các lưu ý:

Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu - y học cổ truyền.
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu – y học cổ truyền.
  • Hạn chế vận động ngón tay trong thời gian điều trị.

  • Tiến hành chườm lạnh vào những đợt viêm nhiều, tần suất sưng, nóng và đỏ ngón tay ngày càng cao.

  • Được chỉ định đeo nẹp để luôn giữ ngón tay ở một tư thế.

  • Tập các bài tập kéo giãn ngón tay một cách nhẹ nhàng, theo chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi sau điều trị

Phương pháp nào cũng cần có sự theo dõi, giám sát sát sao từ đội ngũ y tế, các bác sĩ chuyên ngành có trình độ chuyên môn cao.

  • Việc dùng thuốc, tiêm thuốc giảm đau, kháng sinh phải theo sự chỉ định của bác sĩ để hạn chế những phản ứng phụ không mong muốn.

  • Nếu điều trị không phẫu thuật không có kết quả, nên ưu tiên phương pháp cắt bỏ phần xơ. Tuy nhiên, trước khi mổ cần xét nghiệm kỹ càng, lựa chọn đơn vị y tế chất lượng. Hơn hết, cần trao đổi với đội ngũ y tế về các bệnh lý nền, dị ứng (nếu có).

Đeo nẹp cho ngón tay.
Đeo nẹp cho ngón tay.

Chúng tôi tin rằng, bài viết là một cẩm nang hoàn hảo dành cho bạn đọc nếu đang băn khoăn các vấn đề liên quan đến căn bệnh ngón tay lò xo.

Dù không ảnh hưởng đến tính mạng song căn bệnh này cũng gây nhiều cản trở và bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy đến các cơ sở y tế, các bệnh viện chuyên điều trị xương khớp để được hỗ trợ cũng như điều trị kịp thời. Trong đó, phòng khám Khớp Việt là sự lựa chọn hoàn hảo.

Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Khớp Việt

Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0898313122

Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com

5/5 - (7 bình chọn)