Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh khiến cho nhiều người đi lại trở nên khó khăn, đặc biệt gây đau nhức ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy việc chữa trị và chẩn đoán sớm bệnh luôn là một điều quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh này. Để giúp các bạn có thêm những hiểu biết về căn bệnh bài viết điều trị thoái hóa khớp gối dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin.
Mục lục
Tổng quan về thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một trong nhiều căn bệnh thường diễn biến âm thầm nên rất ít người phát hiện và chữa trị kịp thời. Một dấu hiệu đơn giản nhất mà bạn có thể nhận thấy là đau mặt khớp gối trước và xuất hiện những lạo xạo khi gấp hoặc duỗi.
Tuy nhiên khi gặp những trường hợp này nhiều người thường chủ quan bỏ qua và bệnh sẽ phát triển nặng gây nên các biến chứng lớn. Việc mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và lao động, bởi đi lại khó khăn sẽ hạn chế rất nhiều đến cuộc sống.
Thực chất hiện nay, thoái hóa khớp gối là một tình trạng tổn thương mà khớp kèm sụn thường ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch. Hiện tượng này xuất hiện khi quá trình sụn khớp trong tái tạo không kịp bù vào lớp sụn mất theo thời gian.
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Một số triệu chứng thường bắt gặp khi có dấu hiệu thoái hóa khớp gối bao gồm:
-
Đau các mặt trước hoặc trong khớp gối, đặc biệt cơn đau càng tăng nhanh hơn khi vận động và di chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Ban đầu chỉ xuất hiện các cơn đau nhức dần dần cơn đau kéo dài và tăng nhiều hơn.
-
Khi ở một chỗ lâu các khớp khó cử động và đôi khi bị cứng mất đi sự linh hoạt.
-
Khớp bị sưng to bất thường.
-
Chân không thẳng bị lệch trục đặc biệt kiểu vòng kiềng hoặc thành chữ X, nặng hơn người bệnh sẽ mất đi chức năng hoạt động.
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
Việc chẩn đoán và điều trị tốt nhất là có sự quan tâm đến từ các bác sĩ và các thiết bị công nghệ. Người bệnh khi có dấu hiệu đau ở mặt trước hay khớp gối có dấu hiệu lạo xạo khi gấp và duỗi đặc biệt đau kéo dài. Đôi khi những việc này ảnh hưởng đến việc đi lại như lên xuống cầu thang hay sưng tấy.
Lúc này bạn nên làm một số xét nghiệm như công thức màu hay chụp X- quang khớp gối,… Khi chụp X quang mà có dấu hiệu kẹp khe khớp, nhìn thấy có gai ở thân xương và ở bánh chè, đặc biệt tăng đậm độ xương dưới sụn đây là dấu hiệu của thoái hóa.
Một số trường hợp có thể gây vôi hóa kheo sau gây khó khăn cho đứng hoặc ngồi. Lúc này nên đi nội soi khớp, chụp MRI, khảo sát toàn diện về sụn khớp, dây chằng khớp, ứ dịch trong khớp,…. Với những cách làm này sẽ giúp xác định rõ được tình trạng của bệnh hơn.
8+ cách điều trị thoái hóa khớp gối thường được bác sĩ chỉ định
Bệnh thoái hóa khớp gối rất khó điều trị dứt điểm, đặc biệt không thể khỏi hẳn. Vì vậy để hạn chế tình trạng phát triển của bệnh, giảm đau hay phục hồi chức năng vận động có thể sử dụng một số biện pháp sau:
-
Giảm cân, duy trì cân nặng: Việc thừa cân hay béo phì sẽ tác động rất lớn lên khớp gối do phải đỡ trọng lượng lớn cơ thể. Vì vậy để điều trị thoái hóa khớp gối cần duy trì cân nặng khỏe mạnh. Hạn chế trọng lượng ảnh hưởng tới cơ thể.
-
Cố gắng tập thể dục thường xuyên: Một trong những biện pháp để duy trì sức khỏe tốt nhất là tập thể dục. Tuy nhiên với những người thoái hóa khớp gối thì phương pháp chữa trị này gây ít nhiều khó khăn. Nhưng việc thực hiện đều đặn những bài tập sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức.
-
Thực hiện các liệu pháp thay thế: Có thể sử dụng một số biện pháp giúp điều trị và kiểm soát tốt tình trạng bệnh như:
-
Chườm lạnh hoặc chườm nóng giúp làm dịu tức thì cơn đau do thoái hóa, tuy nhiên về dài không đạt được hiệu quả quá tốt
-
Xoa bóp, massage: Các cơn thắt cơ sẽ khiến bệnh tình bị nặng hơn. Vì vậy thông qua massage sẽ giúp giãn cơ bắp, làm dịu cơn đau và kích thích lượng máu đến khu vực.
-
Cải thiện giấc ngủ: Những cơn đau có thể ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ vì vậy việc có một giấc ngủ tốt và ngủ sâu sẽ giúp bệnh tình chuyển biến tốt hơn trong khi điều trị.
-
Châm cứu: Liệu pháp châm cứu sử dụng kim hoặc que nhọn giúp đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết. Giúp điều trị và hỗ trợ tốt hơn về trường hợp thoái hóa. Tuy nhiên phương pháp này không phải ai cũng có thể thực hiện vì vậy cần sự thăm khám của bác sĩ.
-
Chế độ dinh dưỡng cho tình trạng thoái hóa khớp: Một trong những yếu tố quan trọng là ăn uống tốt, vì chỉ khi sức khỏe tốt thì việc điều trị mới hiệu quả. Vì vậy để điều trị các vấn đề về thoái hóa nên ăn các thực phẩm nhiều chất như: omega-3, vitamin C, beta-carotene,..
-
-
Sử dụng nẹp đầu gối nhằm hỗ trợ bảo vệ khớp: Đây là thiết bị giúp kiểm soát tốt tình trạng khó chịu do thoái hóa đem lại. Cách làm này không chỉ hạn chế được giảm đau mà còn giúp giảm tải trọng cơ thể tác động lên khớp gối. Từ đó hỗ trợ đi lại của người bệnh.
-
Thuốc giảm đau: Một trong những yếu tố không thể thiếu là thuốc giảm đau. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm. Có thể kể đến như như: paracetamol (acetaminophen), các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen… Tuy nhiên loại thuốc này không có khả năng trị bệnh tận gốc mà chỉ làm thuyên giảm cơn đau, dùng nhiều không tốt nên hạn chế.
-
Tiêm nội khớp: Đối với việc tiêm này bạn có thể lựa chọn tiêm steroid với trường hợp đau nhức nghiêm trọng. Còn có thể tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP giúp chữa lành vết thương và đem lại hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng cũng là một lựa chọn. Một số lựa chọn khác như: tiêm axit hyaluronic hoặc tiêm tế bào gốc.
-
Phẫu thuật thay khớp gối: Nếu bệnh tình quá nghiêm trọng bạn có thể nghĩ đến việc phẫu thuật. Tuy nhiên nên nghe theo sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất. Có thể phẫu thuật nội soi khớp gối hoặc thay phẫu thuật khớp gối. Điều này phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nhu cầu của bệnh để lựa chọn phù hợp.
Cách chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp ở vùng gối
Đối với những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối việc di chuyển và điều trị đều rất khó khăn. Đặc biệt bệnh sẽ ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc: Vì vậy cần:
-
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt chú ý tư thế nghỉ khi ở tư thế cơ năng trong giai đoạn cấp.
-
Lưu ý những điều mà bệnh nhân cần chú ý để bệnh nhân có thể tự phục vụ.
-
Cần trấn an tâm lý để không ảnh hưởng xấu đến bệnh.
-
Ăn uống sạch và đầy đủ các chất, nên ăn nhiều chất tốt cho phát triển xương.
-
Vệ sinh cá nhân và nơi ở sạch sẽ.
-
Thực hiện đầy đủ những yêu cầu bác sĩ đề ra đối với bệnh tình.
Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối
Để có thể điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất cần chú ý:
-
Giảm cân nếu bạn thừa cân: Như đã cung cấp ở trên việc cân nặng sẽ tác động và tăng áp lực đè lên khớp gối. Vì vậy sẽ dẫn đến những chuyển biến xấu. Chính vì thế cần giữ cân nặng và thể trọng vừa phải để có thể hạn chế các chất gây viêm xương và tránh làm tăng quá trình thoái hóa sụn.
-
Ăn cơm ở nhà thay vì ở ngoài: Nên ăn thức ăn hợp vệ sinh đặc biệt không ăn đồ ăn ở ngoài. Những món chế biến sẵn thường chứa nhiều muối và chất béo không tốt cho xương. Vì vậy nên nấu ăn ở nhà lựa chọn thực phẩm tốt để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
-
Dùng thực phẩm chức năng bổ sung: Lựa chọn một số thực phẩm như Glucosamine, Chondroitin, MSM,….
Tham khảo thêm: https://khopviet.com/thay-khop-goi/
Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Đối với mọi loại bệnh đều cần phải chú ý đến chế độ ăn uống sao cho phù hợp và cải thiện nhất. Vì vậy chúng tôi sẽ giúp bạn có một chế độ ăn hợp lý qua một số thông tin dưới đây:
+ Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
-
Các loại cá nước lạnh: Lựa chọn cá hồi, cá thu, cá ngừ,… là những loại thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3. Đây là một loại chất giúp kháng viêm hiệu quả, để đạt hiệu quả tốt nhất nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần.
-
Nước hầm từ các loại xương có rất nhiều chất chondroitin và glucosamin, đây là chất cấu tạo nên sụn. Đặc biệt thực phẩm này còn cung cấp lượng canxi dồi dào, tốt cho xương khớp.
-
Các loại thịt heo, thịt gia cầm được nuôi hữu cơ: Tạo sự đa dạng cho chế độ dinh dưỡng.
-
Thực vật: Các loại ngũ cốc, đậu nành và rau xanh giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống oxy hóa.
-
Trái cây: Một số trái cây nên ăn như đu đủ, chanh, dứa,…. chứa nhiều vitamin C giúp tăng khả năng kháng viêm
-
Một số chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, dầu dừa, dầu oliu,…
+ Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên kiêng gì để hạn chế cơn đau?
Với những người bị thoái hóa nên tránh xa những thực phẩm dưới đây:
-
Thịt đỏ: thực phẩm này sẽ sản sinh ra chất axit, vì vậy cần lượng lớn axit để trung hòa. Và canxi khi trung hòa axit sẽ thiếu hụt canxi cho xương làm cho quá trình thoái hóa diễn biến nhanh.
-
Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo công nghiệp: Những đồ ăn chiên, rán và nướng cần hạn chế để tránh tăng cân gây áp lực cho khớp.
-
Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate làm việc hấp thụ canxi bị cản trở gây tổn thương cơ thể.
-
Ăn mặn khiến xương giòn dễ gãy và gây ra tình trạng viêm
-
Rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga không tốt cho những người bị viêm khớp, thoái hóa đặc biệt bệnh gout.
– Điều trị thoái hóa khớp gối tại Khopviet.com
Với nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị khám chữa các bệnh lý về khớp xương, Khớp Việt Clinic trở thành một trung tâm chăm sóc sức khỏe được nhiều người tín nhiệm.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn tốt tay nghề cao, đặc biệt có nhiều năm công tác trong nghề giúp đưa ra pháp đồ chữa bệnh tốt nhất. Cùng với đó là cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật tốt giúp cho việc chữa trị diễn ra nhanh chóng.
Khớp Việt Clinic với tiêu chí “Đồng hành cùng người bệnh trong mọi hoàn cảnh”. Chúng tôi luôn hy vọng mỗi người bệnh đều được chữa trị tốt khi đến với chúng tôi.
Trên đây là những thông tin về điều trị thoái hóa khớp gối mà chúng tôi tổng hợp. Hãy cùng theo dõi nhiều bài viết thú vị hơn về các bệnh xương khớp tại https://khopviet.com/