Mục lục
Viêm bao gân gấp ngón tay là gì, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị ra sao?
Viêm bao gân gấp ngón tay là tình trạng viêm bao gân (lớp vỏ bọc) của gân gấp ngón tay. Bệnh viêm bao gân ngón tay xảy ra khi tình trạng kích ứng làm dày lớp vỏ bọc của gân, khiến không gian bên trong bị thu hẹp. Từ đó gây viêm và ảnh hưởng đến chuyển động của ngón tay, gây khó khăn trong vận động và sinh hoạt
Viêm gân gấp ngón tay là gì?
Ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy, bệnh có tên là ngón tay lò xo.
Viêm bao gân gấp ngón tay ở mức độ nặng làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, nâng đồ vật và những hoạt động tương tự.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở những người thường xuyên chơi các môn thể thao hoặc có công việc cần nắm chặt/ uốn cong ngón tay, các chuyển động lặp đi lặp lại.
Viêm gân gấp ngón tay là gì?
Nguyên nhân viêm gân gấp ngón tay
-
Nguyên nhân từ nghề nghiệp: iệc phải sử dụng liên tục và trong một thời gian dài ngón tay như: giáo viên, đầu bếp, nông dân, thợ thủ công… Khi các chuyển động được lặp lại liên tục, bao gân và gần gấp ma sát nhiều với nhau dẫn đến kích ứng, sưng và làm hẹp không gian bên trong. Làm tăng sự ma sát dẫn đến viêm, đau đớn.
-
Do chấn thương gây viêm bao sơ, dòng dọc, gân gấp ngón gây chít hẹp, trường hợp chấn thương nhưng không điều trị kịp thời gây ảnh hưởng làm cong, liệt ngón tay.
-
Hậu quả của một số bệnh : viêm khớp dạng thấp, Gút, …
Dấu hiệu nhận biết viêm gân gấp ngón tay
-
Bệnh nhân đau tăng lên khi thực hiện các động tác gấp ngón tay cái dẫn đến khó cầm nắm thì thường liên quan đến tình trạng viêm gân gấp ngón cái
-
Ngón tay có thể mất khả năng gấp duỗi, bị kẹt ở một tư thế.
-
Có thể sờ thấy cục viêm xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay. Cục viêm xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
-
Siêu âm với đầu dò tấn số 7,5 – 20MHz: có thể thấy gân dày lên và có dịch bao quanh.
Điều trị viêm gân gấp ngón tay
Điều trị bằng thuốc
Các thuốc kháng viêm không steroid – như ibuprofen, naproxen – có thể làm giảm đau nhưng không chắc làm giảm được phù, là nguyên nhân của trít hẹp bao gân hoặc làm kẹt gân.
Chỉ tiêm với điều kiện có bác sĩ chuyên khoa và phải có phòng tiêm vô trùng. Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Điều trị nội khoa
Các điều trị bảo tồn không xâm lấn bao gồm:
-
Chườm đá: Một số được cải thiện bằng chườm đá vài ba lần trong ngày.
-
Nghỉ ngơi: Ít nhất trong 3-4 tuần, tránh mọi hoạt động đòi hỏi nắm chặt tay lặp đi lặp lại, cầm nắm hoặc sử dụng kéo dài một máy rung cầm tay.
-
Nẹp: giúp các ngón không bị gấp lại khi ngủ, gây đau khi vận động các ngón vào buổi sáng.
-
Các bài tập ngón tay có liên quan: tập nhẹ nhàng giúp duy trì vận động của ngón.
Điều trị ngoại khoa
Được sử chỉ định của bác sĩ và khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
-
Giải phóng gân qua da. Các triệu chứng của chứng viêm bao gân gấp ngón tay thường được kiểm soát nhanh bằng phương pháp phóng thích qua da. Ngón tay và kim châm sẽ được di chuyển động thời để phá vỡ sự co thắt. Từ đó tăng khả năng chuyển động trơn tru cho gân.
Thông thường sóng siêu âm được sử dụng để kiểm soát quá trình phóng thích qua da, điều này giúp bác sĩ di chuyển kim đúng cách.
-
Phẫu thuật viêm bao gân là phương pháp điều trị cuối cùng sau khi điều trị bằng bảo tồn nhưng không mang lại hiệu quả. Thao tác qua một vết mổ nhỏ gần gốc ngón, phẫu thuật viên có thể cắt mở đoạn bao gân bị trít hẹp (tức ròng rọc A1).
Mặt dù có thể gây biến chứng sau phẫu thuật nhưng đây vẫn là một phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị.
Phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng khi người bệnh giai đoạn nặng mà biện pháp nội khoa không đáp ứng được và chỉ tiến hành khi được bác sỹ chỉ định. Bệnh nhân nên thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm các dị tất, chấn thương đến ngón tay để có những biện pháp điều trị kịp thời. Khớp Việt- địa chỉ uy tín về bệnh cơ xương khớp tại TP.HCM sẽ mang lại những kiến thức bổ ích nhất và luôn đồng hành cùng mỗi bệnh nhân trong quá trình điều trị.