Trap Khop Vai Tai Hoi

Trật khớp vai tái hồi và những thông tin bạn cần biết

Trật khớp vai tái hồi là một trong những căn bệnh nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức lao động của người bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời rất có thể sẽ gây thoái hóa khớp vai, giảm chức năng cử động về sau. Để phát hiện kịp thời, bạn cần nắm được những thông tin chung nhất về triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục trật khớp vai tái hồi.

1. Trật khớp vai tái hồi là gì?

Khớp vai là phần khớp dễ dàng xoay 360 độ, điều khiển toàn bộ hoạt động của chi trên để đảm bảo sự linh hoạt khi cầm nắm, ném và giữ thăng bằng.

Thế nào là trật khớp vai tái hồi
Thế nào là trật khớp vai tái hồi

Hiện tượng trật khớp vai là loại bệnh lý bị gây ra do chỏm xương cánh tay trật sai vị trí ra khỏi ô chảo, khiến dây chằng bao khớp và phần sụn bị rách. Đi kèm với đó sự dập, gãy, khuyết xương ổ chảo, cánh tay. 

Sau khi trật lần đầu tiên, bệnh sẽ có khả năng tái phát nhiều lần. Theo các nghiên cứu cho thấy, có tới hơn 90% bệnh nhân trật khớp vai tái hồi lại nhiều lần và chỉ thường xảy ra ở người trẻ, với độ tuổi từ 18-25. Khi đó, phần rách sẽ rộng và khiến khớp vai trở nên lỏng lẻo, mất chức năng vận động.

2. Nguyên nhân tập khớp vai tái hồi?

Khớp vai là phần rất dễ bị trật của cơ thể, thường xảy ra khi bị chấn thương liên tiếp ở vùng vai, hoặc những tổn thương tuy nhỏ nhưng tần suất lặp lại trong hoạt động hàng ngày khiến dây chằng bao khớp bị lỏng lẻo.

Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể tới như:

  • Do bất động không có đủ thời gian để nắn trật ngay lần đầu tiên.

  • Phần bám dây chằng ổ chảo ở cánh tay bị bong đứt và chiếm tới hơn 52%- 67% khả năng trật lại.

  • Phần cơ địa mềm lỏng lẻo mang tới nguy cơ trật khớp tái hồi thường xuyên hơn.

  • Tuổi bệnh nhân trẻ sẽ gặp trật tái hồi cao, do chấn thương mạnh và đặc biệt là thiếu việc tập luyện phục hồi chức năng.

3. Phân loại trật khớp vai tái hồi

Y học đã phân loại trật khớp vai tái hồi ra thành những trường hợp như sau: trật khớp vai ra trước chiếm tới hơn 90%, trật khớp ra sau và xuống dưới.

>> Tham khảo: mổ nội soi rách chóp xoay

Khái niệm trật khớp vai tái hồi
Khái niệm trật khớp vai tái hồi

Đối với trật khớp vai trước, Rockwood phân loại thành:

  • Theo mức độ vững vàng: bán trật và trật.

  • Theo mức độ diễn tiến: bẩm sinh, cấp tính, mãn tính và tái hồi.

  • Theo lực tác động vào: bị chấn thương và không chấn thương.

  • Theo sự góp phần các bệnh nhân: tự ý hoặc không chủ động.

  • Theo hướng bị trật: ở dưới quạ, trong quạ, dưới đòn và dưới vai.

Theo lời bác sĩ John J Perry vào năm 2002, mất vững khớp vai sẽ được chia thành các loại như sau:

  • Trật và bán trật ra phía trước- sau chấn thương.

  • Trật và bán trật ra phía sau- sau chấn thương.

  • Trật và bán trật ra phía sau không do chấn thương.

  • Trật và bán trật ở đa hướng.

4. Các triệu chứng trật khớp vai tái hồi

Xương khớp là hệ thống điều khiển vô cùng quan trọng của toàn bộ cơ thể. Vì vậy khi các bộ phận này có vấn đề, ngay lập tức sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo để bạn chú ý đến và tìm cách khắc phục, chữa trị kịp thời.

=> Có thể bạn quan tâm: mổ nội soi trật khớp vai

Đừng bỏ qua những triệu chứng đặc biệt quan trọng khi bị trật khớp vai tái hồi, cụ thể như sau:

– Đau dữ dội ở phần khớp vai

Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu việc trật khớp vai tái hồi chính là những cơn đau dữ dội tới từ phần khớp vai. Bởi khi các khớp nằm sai vị trí sẽ làm tổn thương các dây thần kinh xung quanh. Nếu là trường hợp nặng, bệnh nhân thường bị liệt đám rối thần kinh cánh tay.

Bên cạnh đó, đi kèm với những cơn đau dữ dội còn là cảm giác khớp vai lỏng lẻo, nghe thấy tiếng bật hoặc tiếng kêu lách tách thường xuyên. Đây là cách cơ thể báo hiệu rằng khớp xương đang nằm sai vị trí, cần khắc phục nhanh chóng.

– Có các vết sưng hoặc bầm tím khi trật khớp vai tái hồi

Khi bạn phát hiện những vết sưng đỏ và bầm tím xuất hiện quanh vùng vai, chứng tỏ vùng này đã bị chấn thương. Những vết bầm sẽ chỉ tập trung ở quanh một khu vực cụ thể, không lan rộng. Đi kèm với việc đó chính là cảm giác khó cử động cánh tay, cảm giác tê rần và ngứa liên tục xung quanh vùng này.

– Biến dạng nhìn thấy bằng mắt thường

Một triệu chứng khác có thể dễ quan sát và theo dõi, đó là sự biến dạng dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Bạn sẽ cảm thấy những đoạn xương gồ lên, sưng tấy nghiêm trọng. Nếu để lâu, các biến dạng này sẽ càng khó khắc phục hơn và gây dị tật vĩnh viễn. 

Một lưu ý dành cho bạn, đó là nếu khớp vai bị trật từ 2 lần trở lên, sau đó sau mỗi lần trật, việc nắn khớp vào sẽ đơn giản hơn lần trước. Người bệnh hoàn toàn có thể tự nắn khớp vai nếu gặp tình trạng trật.

5. Bị trật khớp vai tái hồi, xử trí thế nào( phương pháp điều trị)

Trật khớp vai tái hồi gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày cũng như sức lao động của người bệnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ thường dễ hoang mang, lo sợ về việc vai dễ bị trật khớp nhiều lần khác, từ đó gây ra tâm lý e dè, lo ngại vận động. Cũng có rất nhiều người tự tìm cách nắn nhưng sai kỹ thuật, hoặc tìm thầy lang tự nắn sửa nhưng không chuẩn chuyên môn và không đủ thời gian, khiến cho tình trạng trật khớp diễn ra nhiều lần hơn.

Biện pháp phục hồi nhanh chóng
Biện pháp phục hồi nhanh chóng

Vậy khi trật khớp vai chúng ta cần xử lý như thế nào:

  • Đầu tiên, hãy tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và nắn chỉnh khớp sao cho đúng kỹ thuật nhất.

  • Bác sĩ chuyên khoa sau khi khám, sẽ chụp MRI để xác định được phần sụn viền đang bị tổn thương. Nếu mức độ tổn thương quá nặng thì có thể tiến hành mổ trật khớp vai tái hồi và đính lại phần sụn viền, bao khớp bị rách.

  • Bác sĩ cố định bệnh nhân bất động bằng đai tư thế, với hai vai dang và xoay ra ngoài để đủ thời gian.

  • Sau đó, bác sĩ hướng dẫn bạn cách tập phục hồi chức năng để lấy lại tầm vận động cho khớp, sức mạnh của cơ bắp, sớm đưa cơ thể và cuộc sống sinh hoạt trở lại bình thường.

  • Hiện nay với tiến bộ khoa học hiện đại, thời gian để bất động lành mô chỉ dao động từ 3-4 tuần, tuy nhiên thời gian tập phục hồi chức năng sẽ khá lâu, lên tới 3-6 tháng.

Trong trường hợp khó di chuyển và chưa thể đến gặp bác sĩ, người bệnh cần cẩn thận di chuyển nhẹ nhàng. Đặc biệt không được mang vác đồ vật nặng, vận động quá lực trong thời gian bắt đầu xuất hiện những cơn đau. Điều này có thể khiến cho phần khớp bị tổn thương càng chuyển biến nặng hơn và mất rất nhiều thời gian để hồi phục.

6. Những biến chứng của trật khớp vai

Tuy có cách điều trị đơn giản, nhưng nếu thời gian điều trị không nhanh chóng và kịp thời, trật khớp vai rất dễ gây ra nhiều biến chứng. Đặc biệt là khi người bệnh không phát hiện được tình trạng của mình, mà liên tục cử động mạnh và gây chấn thương liên tiếp.

Một số biến chứng trật khớp thường xảy ra đó là:

  • Khi trật khớp vai, động mạch nách bị tắc do lớp áo ở trong và giữa bị thương tổn

  • Xuất hiện rất nhiều cơn đau ở phần vai khiến cho những vận động bị kìm hãm lại. Do cơ vai là khớp hoạt động lớn, cần đảm bảo sự linh hoạt liên tục để duy trì hoạt động như giữ thăng bằng, ném đồ vật hoặc nắm.

  • Nguy hiểm nhất vẫn là biến chứng tổn thương thần kinh. Khi trật khớp, rất dễ gây ra tình trạng tổn thương dây thần kinh, đặc biệt là phần thần kinh mũ. Nếu gặp biến chứng này, người bệnh thường mất cảm giác ở vùng cơ delta, thậm chí dù nắn khớp vẫn không thể dạng được cánh tay ra. Nếu nặng hơn, rất có thể làm liệt hẳn đám rối thần kinh ở cánh tay.

  • Biến chứng gặp thương tổn mạch máu, gây nhiễm trùng và tử vong

  • Gãy xương

Tùy vào trường hợp của mỗi người và thời gian phát hiện, điều trị không kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khác nhau. Do đó cần hạn chế đến mức tối đa để cơn đau dai dẳng quá lâu mà không có tác động điều trị.

7. Trật khớp vai tái hồi bao lâu thì khỏi?

Để dự đoán được thời gian khỏi bệnh của trật khớp vai là rất khó. Bởi bác sĩ sẽ cần dựa vào vị trí bị sai khớp thì mới có thể khẳng định được chính xác thời gian hoàn toàn hồi phục. Với bệnh nhân, thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

Trật khớp vai bao lâu sẽ khỏi
Trật khớp vai bao lâu sẽ khỏi
  • Mức độ bệnh nặng hoặc nhẹ mà người bệnh đang gặp phải

  • Lên phác đồ điều trị theo ý của các chuyên gia y tế

  • Sự tuân thủ phác độ, khả năng kiêng cữ và bảo vệ vết thương của bệnh nhân

Khi kết hợp toàn bộ yếu tố trên thì mới có thể dễ dàng chẩn đoán được tương đối thời gian khỏi bệnh người trật khớp vai. 

8. Biện pháp phòng tránh trật khớp vai tái hồi

Để phòng tránh trật khớp vai tái hồi và không gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bạn cần lưu ý các phương pháp như sau:

  • Giảm các hoạt động ở vùng vai, không nên lặp lại những động tác làm tăng nguy cơ trật khớp, tránh các cử động gây ra việc đau đớn. Ngoài ra không nên nâng các vật nặng hoặc đưa tay lên cao quá đầu tới khi khớp vai đã hoàn toàn được cải thiện

  • Chườm mát: thực hiện chườm mát quanh vùng vai để giảm viêm đau. Hãy sử dụng những loại túi mát chuyên chườm vết thương và đặt từ 15-20 phút, thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày

  • Duy trì sự linh hoạt khớp vai, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng theo chỉ dẫn bác sĩ vật lý trị liệu để duy trì phạm vi di chuyển vùng vai

Trên đây là những thông tin tổng quan bạn có thể tham khảo về trật khớp vai tái hồi. Đây là bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. Để tránh tình trạng này, đừng quên rèn luyện cơ thể dẻo dai và bền bỉ hơn, hạn chế vận động quá mạnh gây chấn thương không mong muốn ở vùng khớp vai.

Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn, nếu muốn tham khảo thêm thông tin hoặc cần địa chỉ uy tín chữa xương khớp, bạn có thể truy cập vào website: khopviet.com.

Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Khớp Việt

Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0898313122

Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com

5/5 - (3 bình chọn)