Rách Chóp Xoay

Rách chóp xoay là gì? Có những phương pháp điều trị nào cho rách chóp xoay?

Rách chóp xoay là một tình trạng liên quan đến phần gân chóp xoay. Trường hợp này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế dấu hiệu nhận biết, cách chữa trị làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng hoàn toàn khác. Dưới đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về tình trạng bệnh này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Khái niệm về chóp xoay

Rách chóp xoay
Rách chóp xoay

Chóp xoay là nhóm gồm 4 cơ của khớp vai. Bao gồm cơ dưới vai, cơ trên vai, dưới vai và cơ tròn bé. Các cơ này sẽ có tác dụng dùng để giữ vững khớp vai và không cho trật khớp. Ngoài ra chóp xoay khớp vai thường rất dễ bị viêm và rách do đây là bộ phận được sử dụng nhiều và dễ dính chấn thương.

Các cơ thường chạy dọc và kết nối với phần đầu của xương cánh tay. Do đó nó có thể giúp hình thành một vòng bít xung quanh khớp chữ số. Thông qua sự liên kết này của các cơ và gân, chóp xoay có thể cung cấp sức mạnh cho vai và hỗ trợ cánh tay thực hiện hoạt động.

2. Cấu tạo và chức năng của cơ chóp xoay vai

Chóp xoay gồm 4 cơ và các gân, cụ thể cấu tạo của chóp xoay vai gồm:

– Cấu tạo

Các cơ

Cơ Supraspinatus

  • Nguồn gốc trên xương vảy: Hóa thạch thượng thừa;

  • Chèn trên humerus: Khía cạnh vượt trội hơn của hình lao lớn hơn;

  • Chức năng: Giúp hỗ trợ quá trình chuyển động của các xương khớp tay;

  • Sự phân bố dây thần kinh: Các dây thần kinh trên cơ thể sẽ bao gồm dây thần kinh cột sống cổ 5.

Cơ Infraspinatus

  • Nguồn gốc trên xương vảy: Hóa thạch hà tầng;

  • Chèn trên humerus: Mặt giữa của hình lao lớn;

  • Chức năng: Hỗ trợ quá trình chuyển động, bên ngoài xoay xương cánh tay;

  • Sự phân bố dây thần kinh: Các dây thần kinh trên cơ thể gồm dây thần kinh cột sống số 5 và dây thần kinh cột sống số 6.

Cơ Teres nhỏ

  • Nguồn gốc trên xương vảy: Nửa giữa của xương vai;

  • Chèn trên humerus: Khía cạnh tháp hơn của hình lao lớn hơn;

  • Chức năng: Hỗ trợ quá trình chuyển động và xoay bên ngoài;

  • Sự phân bố dây thần kinh: Dây thần kinh nách;

Cơ Subscapularis

  • Nguồn gốc trên xương vảy: Hóa thạch dưới mũ;

  • Chèn trên humerus: ít lao hơn;

  • Chức năng: Hỗ trợ quá trình chuyển động và giúp xoay bên trong các xương cánh tay;

  • Sự phân bố thần kinh: Các dây thần kinh dưới sụn trên và dưới

Gân

Gân ở chóp xoay được hình thành tạo nên vòng xoay bít. Trong đó có rất nhiều chất kết nối giúp gân tạo nên một phức hợp dây chằng chữ số. Từ phức hợp dây chằng chữ số tạo thành một tấm hợp lưu trước khi kết nối.
Các gân phụ và các đốt dưới sẽ hợp nhất để tạo nên sự liên kết giữa các điểm nối cơ của chúng. Các gân ở dưới và trên sẽ liên kết với nhau để tạo thành một lớp vỏ bọc bao quanh bên ngoài.

– Chức năng

Như đã giới thiệu ở trên chóp xoay có chức năng cung cấp sức mạnh và duy trì sự ổn định của khớp vai. Ngoài ra bộ phận này còn có một số chức năng như sau:

  • Giữ kết nối của cạn hố và phần đầu của xương khớp tay: Cơ bắp xung quanh xương bả vai chạy dọc và kết nối với phần đầu của xương tạo nên một túi hơi ở khớp vai. Nó giúp duy trì sự kết nối của cạn hố và phần đầu của xương cánh tay trong các chuyển động;

  • Mở rộng khớp và cánh tay: Chóp xoay sẽ cho phép cơ tam giác mở rộng giúp nâng cao hơn nửa cánh tay. Khi bạn mở rộng hoặc ép cánh tay vào người sẽ nén khớp chữ số;

  • Phòng ngừa sự nhiễu loạn lực cắt và kiểm soát dịch chuyển của đầu xương: Khi có chóp xoay khớp thì sẽ dễ dàng giúp cho hố rãnh của xương không bị san bằng bên dưới. Sự thay đổi này giúp hỗ trợ và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xương khớp;

  • Bộ phận chóp xoay còn có thể giúp cho bạn thực hiện được động tác xoay vai dễ dàng hơn.

2. Rách chóp xoay là gì?

Rách chóp xoay là một hiện tượng rách một hoặc nhiều gân trong phức hợp hoặc gân chóp xoay. Nó xảy ra khiến cho người bệnh mất đi hoàn toàn khả năng vận động của khớp. Đặc biệt là bị tổn thương ở nơi bám tận của gân. 

Nguyên nhân của việc rách chóp xoay bao gồm:

  • Chóp xoay thường bị hao mòn và chuyển động kém đi theo thời gian;

  • Trượt và thường xuyên bị đẩy đầu về phía trước sẽ dễ làm cho chóp xoay gặp nguy hiểm;

  • Một số người đã có tuổi dẫn đến bộ phận chóp xoay có thể bị kích thích hoặc chèn ép. Điều này sẽ làm cặn canxi ở vùng vai hoặc xương;

  • Do thói quen hoạt động hoặc sinh hoạt.

3. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rách chóp xoay khớp vai?

Nguy cơ làm tăng khả năng mắc rách chóp xoay
Nguy cơ làm tăng khả năng mắc rách chóp xoay

Các yếu tố sau có thể làm gia tăng khả năng mắc rách chóp khớp vai:

  • Về độ tuổi: Thông thường người có tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh rách chóp xoay khớp vai cũng càng lớn. Đặc biệt là độ tuổi trên 40 sẽ rất dễ mắc các bệnh về viêm gân cơ quay khớp vai;

  • Một số thói quen hoặc hoạt động thể thao có thể dẫn đến việc mắc rách chóp xoay vai. Có thể kể đến các vận động viên thường xuyên thực hiện chuyển động tay trong sinh hoạt hàng ngày như thi đấu golf, bóng chày, bắn cung hoặc tennis. Việc thực hiện thao tác tay thường xuyên và không đúng quy tắc sẽ rất dễ gây nên tình trạng này.

  • Nếu bạn làm một số công việc trong lĩnh vực xây dựng như thợ mộc hoặc thợ sơn nhà cũng cần phải hết sức chú ý đến sức khỏe. Công việc này đòi hỏi người làm phải di chuyển cánh tay lặp đi lặp lại nhiều. Dần dần theo thời gian bạn sẽ rất dễ mắc phải viêm gân cơ quay khớp vai.

  • Tiền sử bệnh lý của gia đình cũng là một trong những yếu tố dễ làm cho bạn mắc phải bệnh rách chóp xoay khớp vai.

4. Các dấu hiệu và triệu chứng của rách chóp xoay

Để nắm được những biểu hiện của tình trạng rách chóp xoay, bạn nên tìm hiểu một số những triệu chứng sau đây:

  • Đau ở phần phía trước hoặc bên ngoài khớp vai, làm lan xuống mặt ngoài cánh tay;

  • Đau vai đặc biệt là khi giơ tay cao sang một bên;

  • Có thể đau nhiều hơn khi với tay cao hơn đầu, lúc này cánh tay và vai sẽ trở nên yếu đi;

  • Đau tăng lên khi đưa tay qua đầu và khi dạng cánh tay;

  • Đau về đêm; 

  • Cánh tay bị yếu;

  • Có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc hoặc ken két khi vận động khớp vai;

  • Teo dần các cơ quanh khớp vai

Ngoài một số dấu hiệu trên thì vẫn còn rất nhiều triệu chứng khó gặp khác. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn. Không nên chủ quan sẽ khiến cho tình trạng của bệnh ngày càng nặng thêm và việc chữa trị cũng rất khó khăn.

5. Làm gì khi phát hiện bị rách cơ chóp xoay?

Khi phát hiện rách cơ chóp xoay, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để có thể được tư vấn và điều trị. Hiện nay việc điều trị rách cơ chóp xoay có 3 kỹ thuật phổ biến gồm:

  • Phẫu thuật mở: Bác sĩ sẽ tiến hành làm cho vết mổ trên vai và tách một trong các cơ vai để nhìn rõ hơn và giúp tiếp cận với gân bị rách. Đây là một lựa chọn tốt nếu vết rách lớn hoặc phức tạp. Trong quá trình, bác sĩ phẫu thuật mở sẽ loại bỏ đi các gai xương từ mặt dưới.

  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt camera nhỏ được gọi là máy soi khớp. Phẫu thuật theo phương pháp này là một thủ tục ngoại trú và nó ít ảnh hưởng đến việc điều trị rách vòng xoay.

  • Phẫu thuật mở mini: Phương pháp mở mini sử dụng công nghệ và dụng cụ mới để thực hiện vết mổ. Đường rạch của vết này thường kéo dài từ 3 đến 5 cm. Kỹ thuật này giúp đánh giá và điều trị việc nội soi khớp qua cấu trúc khớp bên trong. 

6. Hậu quả việc rách chóp xoay

Rách chóp xoay có thể để lại nhiều hậu quả đáng kể nếu không được phát hiện kịp thời. Hậu quả đáng kể của trình trạng này bao gồm:

  • Làm lỏng hoặc mất vững khớp;

  • Làm chèn ép hoặc tổn thương với gân nhị đầu;

  • Làm cho khớp bị viêm và có thể dẫn đến hư tổn.

  • Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân các loại thuốc như kháng viêm không để giảm sưng và giảm đau.

7. Điều trị rách chóp xoay

Hiện nay việc điều trị rách chóp xoay được tiến hành theo nhiều cách. Thông thường điều trị bảo tồn có thể được thực hiện bằng cách nghỉ ngơi và hạn chế vận động cánh tay; dùng thuốc kháng viêm giảm đau; tiêm corticoid tại chỗ;…Phẫu thuật sửa chữa chóp xoay phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và vị trí rách.

  • Kỹ thuật mổ mở;

  • Phẫu thuật nội soi;

8. Biến chứng phẫu thuật

Cần chú ý đến biến chứng sau phẫu thuật
Cần chú ý đến biến chứng sau phẫu thuật

Thông thường sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ hoàn toàn hồi phục về bệnh lý. Tuy nhiên vẫn còn có một số trường hợp sẽ gặp phải biến chứng sau đó. Biến chứng ít gặp của phẫu thuật nội soi rách chóp xoay có thể gồm các tổn thương liên quan đến một phần thần kinh cánh tay. Nguyên nhân của tình trạng này là do kéo dãn, thoát dịch ra từ trong lúc mổ. Các khớp vai sau khi mổ sẽ tự phục hồi, tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý nhiều đến vết thương mổ.

Bên cạnh đó còn có một số biến chứng trong lúc mổ. Tổn thương này có thể do bác sĩ mổ thiếu chuyên môn gây nên. Tạo hình vết mổ hình mỏm chưa đạt, gãy xương, rách chóp xoay trở lại và làm gãy dụng cụ mỏ neo. 

9. Sau mổ rách chóp xoay bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc như thế nào?

Sau khi đã mổ rách chóp xoay thì người bệnh cần có thời gian để phục hồi và điều chỉnh chế độ chăm sóc theo từng giai đoạn. Dưới đây là một số lưu ý: 

Giai đoạn 1: Tuần 1 sau phẫu thuật

  • Chườm đá lạnh vào khớp vai từ 10 đến 15 phút cách nhau 2 giờ. Sau đó có thể kết hợp điều trị bằng hồng ngoại, vi sóng, điện xung, điện phân thuốc;

  • Treo thuốc bằng túi treo tay: luôn giữ khủy tay hướng về trước;

  • Vận động nhẹ nhàng khủy, cơ tay;

  • Tập co cơ tĩnh

Giai đoạn 2: Tuần 2-5 sau phẫu thuật

  • Tập vận động chủ động khớp vai;

  • Tránh xoay quá mức chỉ tập chủ động;

  • Tập sức mạnh cơ cánh tay’

Giai đoạn 3: Tuần 5-8 sau phẫu thuật

  • Tiếp tục các bài tập vận động chủ khớp;

  • Tập mạnh sức cơ đau vai; cánh tay;

  • Tập thụ động với biên độ gập duỗi

10. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rách chóp xoay khớp vai?

Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể hạn chế được khả năng tái diễn rách chóp xoay khớp vai. Tuy nhiên cần phải chú ý rất nhiều thứ bao gồm thói quen tập luyện để có thể giữ được vai khỏe mạnh và tránh gặp chấn thương. Trong đó bạn có thể lưu ý một số thói quen như sau:

– Tránh xa chất kích thích

Chất kích thích mà người bệnh cần tránh xa bao gồm thuốc lá và bia rượu. Những yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến các bệnh về phổi và đường hô hấp. Việc hút thuốc rất thường làm gấp đôi khả năng mắc các vết rách nhỏ. Hút thuốc có thể làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

– Kiểm soát lượng cholesterol

Đối với những người có lượng cholesterol cao thì dễ gặp phải tình trạng rách cơ chóp xoay vai. Đặc biệt là đối với những người có lượng cholesterol cao sẽ dễ đối mặt với nguy cơ thất bại khi phẫu thuật. Cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng cholesterol ổn định.

– Chú ý đến tư thế và cách luyện tập bả vai

Hiện nay nhiều người do thói quen làm việc phải cúi xuống cả ngày sẽ thường gây nên tình trạng tiếp diễn rách chóp xoay khớp vai. Vì thế cần tập thói quen kéo bả vai ra phía sau và tiếp tục giãn cơ vai. Nên điều chỉnh lại tư thế ngồi thẳng tránh khom lưng khi ngồi. Ngoài ra cần lưu ý thêm một số bài tập để giúp tăng cường cơ ở bả vai. Chú ý thực hiện bài tập đúng với lứa tuổi, sức khỏe.

– Thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ

Sau khi khám bệnh và thực hiện phẫu thuật bạn cần chú ý thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ. Tiến hành uống thuốc theo đơn đã được kê, uống đúng liều lượng và có chỉ định. Quay lại bệnh viện khám ngay nếu cơn đau khiến bạn bị mất ngủ. Khi có bất cứ trạng thái tái đau nào thì cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về rách chóp xoay. Hy vọng rằng những chia sẻ trên là một cuốn cẩm nang hữu ích giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh này. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi theo web nhé.

5/5 - (3 bình chọn)