Mục lục
Đau thắt lưng nguyên nhân và phương pháp điều trị
Đau thắt lưng là bệnh cấp tính xảy ra đột ngột hoặc cũng có thể là tình trạng mãn tính lâu năm. Bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ cơ xương khớp và cột sống gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và đời sống của người bệnh. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Hãy cùng Khớp Việt tìm hiểu nhé!
Đau thắt lưng là gì?
Đau vùng thắt lưng là hội chứng đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn mông, đây là một hội chứng xương khớp hay gặp nhất. Khoảng 65 – 80% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời và khoảng 10% số này bị chuyển thành đau CSTL mạn tính.
Nguyên nhân đau thắt lưng
-
Do căng dãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức;
-
Thoái hoá đĩa đệm cột sống; Thoát vị đĩa đệm cột sống thắc lưng;
-
Đau trong các bệnh khớp mạn tính (Viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp dạng thấp, Loãng xương);
-
Đau do chấn thương;
-
Nguyên nhân nhiễm khuẩn (Lao hoặc nhiễm vi khuẩn không do lao);
-
Do ung thư;
-
Do các nguyên nhân khác (sỏi thận, loét …)
Chẩn đoán bệnh đau thắt lưng
-
Đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chấn tay kéo dài, đi guốc cao gót…), Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý.
-
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: người bệnh đau từ cột sống thắt lưng lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón I nếu bị chèn ép ở L5.
-
Trong trường hợp đau vùng thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, dấu hiệu nhiễm trùng do nguyên nhân nhiễm khuẩn, gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường nếu có nguyên nhân là ung thư; đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu shock, da xanh thiếu máu nếu có nghi ngờ phình tách động mạch chủ bụng… Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở khám bệnh và đưa ra phát đồ phù hợp.
Phương pháp điều trị đau thắt lưng
-
Điều trị theo nguyên nhân từ bệnh.
-
Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp phục hồi chức năng.
-
Hạn chế điều trị ngoại khoa, đặc biệt hạn chế đối với những người bệnh đau vùng thắt lưng cấp.
Phác đồ điểu trị
Thường kết hợp các nhóm: thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc dãn cơ.
Nằm nghỉ tại chỗ trên giường phẳng, đeo đai lưng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc điều trị điện xung kết hợp dùng thuốc.
Điểu chinh lối sống và thói quen làm việc, vận động để tránh gây đau tái phát.
Chỉ định phẫu thuật ở các trường hợp đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, hoặc kèm theo có trượt đốt sống, đặc biệt trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ nặng.
Lời khuyên của thầy thuốc
-
Không nên mang vác và bưng bê vật nặng nhất là làm sai tư thế.
-
Không nên đứng ngồi lâu một chỗ (ngồi xem vô tuyến, đọc sách, viết…), phải có giải lao khoảng vài giờ một lần, kéo dài khoảng 10 phút để đi lại, vươn vai và làm các động tác thể dục nhẹ nhàng như: đứng lên, ngồi xuống, quay người…
-
Hàng ngày nên vận động cơ thể một cách đều đặn, bài bản theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
-
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh tật.
-
Quan tâm đến việc bổ sung canxi, magiê và kali trong các bữa ăn hàng ngày. Uống đủ nước giúp bạn tránh được các cơn đau thắt và hồi phục nhanh hơn.
Cơn đau thắt lưng kéo dài và chăm sóc tại nhà không cải thiện, bạn cần đi khám ngay để tránh những biến chứng khó lường. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tìm ra được cách phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất.