Đau Thần Kinh Tọa

Đau thần kinh tọa là gì, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 2022

Đau thần kinh tọa là gì, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 2022

Đau thần kinh tọa là bệnh phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên và đang có dấu hiệu trẻ hóa.Bệnh mang lại những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày nếu không được điều trị tận gốc, bởi đau thần kinh tọa có thể làm người bệnh bị suy giảm các chức năng vận động một cách nghiêm trọng.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh toạ là cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh toạ: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và các ngón chân. 

Thường gặp đau thần kinh toạ một bên, ở độ tuổi trung niên từ 30 – 50 tuổi, tỷ lệ nam cao hơn nữ. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân đau thần kinh tọa đang có xu hướng trẻ hóa đặt biệt là các nhân viên làm việc tại văn phòng.

Đau thần kinh tọa là gì?

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân của từng bệnh nhân để đưa phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dây thần kinh tọa có thể kể đến như sau: 

  • Vận động sai tư thế: Thường xuyên đi giày cao gót ở nữ giới, vận động với cường độ cao, sinh hoạt hằng ngày sai tư thế,… cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh chóng, cột sống người bệnh càng dễ bị thoái hóa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh tọa. 

  • Lao động nặng: Khuân vác nặng làm dây thần kinh tọa bị tổn thương dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

  • Thoát vị đĩa đệm: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí L5S1 và L4L5 nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa sẽ cao hơn. Do nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ sự trực tiếp chèn ép lên dây thần kinh tọa, từ đó dẫn đến các tổn thương. 

  • Các bệnh về xương khớp: Ngoài thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm cột sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng đều có thể gây ra đau thần kinh tọa.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

  • Đ a u dọc đường đi của dây thần kinh toạ, đau tại  cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước  ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận hết ỏ các ngón  chân. Một số trường hợp không đau cột  sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Triệu chứng đau  dọc của dây thần kinh toạ quan trọng nhất trong  chẩn đoán xác định. 

  • Đ au có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm, nghỉ ngơi, tăng khi đí lại nhiều. Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động (đi lại khó khăn, khó cúi), có thể có tư thế giảm đau, co cứng cơ cạnh cột sống. 

  • X-quang quy ước cột sống thắt lưng: khảo sát tình trạng đĩa đệm đốt sống nhằm loại trừ  một số nguyên nhân (viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng huỷ đốt sống do ung thư…). 

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng:  Xác định chính xác dạng tổn thương  cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa
Chẩn đoán đau thần kinh tọa

Biến chứng của đau thần kinh tọa nếu không điều trị kịp thời 

Theo thống kê, Việt Nam có đến hơn 37,43 % số người mắc bệnh đau thần kinh tọa từ độ tuổi trên 30. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

  • Cứng khớp: Đau cột sống, chèn ép thần kinh, vận động khó, để lâu gây teo cơ chân, cứng khớp dẫn đến mất khả năng kiểm soát các vận động di chuyển của chân.

  • Tổn thương cột sống: Chèn ép dây thần kinh tọa, đau dai dẳng, khó khăn trong sinh hoạt, nguy cơ liệt cao có thể dẫn đến biến dạng cột sống.

  • Tàn phế: Cơ gân mất khả năng đàn hồi, liệt chi dưới vĩnh viễn, mất khả năng hoạt động

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Điều trị bằng thuốc

Thuốc giảm đau: tuỳ mức độ đau mà sử dụng đơn  thuần hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây: 

  • Giảm đau đơn thuần: paracetamol hoặc paracetamol kết hợp với opiat nhẹ như codein,  tram adol 

  • Thuốc kháng viêm không steroid: Tuỳ đối tượng  bệnh nhân, ,cần lưu ý các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá,  thận, tim mạch. Để giảm nguy cơ tiêu hoá.

  • Tiêm ngoài màng cứng hoặc tiêm cạnh cột sống  corticosteroid: Mục đích giảm đau do rễ trong bệnh  thần kinh toạ, tuy nhiên hiệu quả giảm đau ngắn hạn. 

Vật lý trị liệu 

  •  Massage liệu pháp: có ích đối với đau thần kinh toạ vì làm tăng tuần hoàn máu, dãn cơ và kích thích  các endorphin. 

  • Thể dục trị liệu: những bài tập kéo dãn hoặc ấn  cột sống, aerobic giúp tăng cường sức mạnh cột  sống, khối cơ, dây chằng và gân. 

Phẫu thuật

Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại, những  trường hợp có chèn ép nặng. 

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: c ắ t bỏ một phần nhỏ  đfa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ dinh sau khi điểu tri đau 4 – 6 tuần không hiệu quả. Nếu bệnh nhân đã có biến chứng vận động và cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn. Có khoảng 90 – 95% bệnh  nhân giảm đau sau thủ thuật này. 

  • Phẫu thuật cắt bản sông: Chỉ định đối với đau thần kinh toạ do hẹp ống sống. Phẫu thuật cắt bỏ  một phần nhỏ xương hoặc đĩa đệm chèn ép rễ thần  kinh. Có khoảng 70 – 80% bệnh nhân giảm đau sau  thủ thuật này.

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Theo dõi sau điều trị

Đau thần kinh toạ do các nguyên nhân thoái hoá hay bệnh lý đĩa đệm, hẹp ống sống sau điều trị  nội khoa hoặc phẫu thuật có tiên lượng tốt. Tuy nhiên, có hiện tượng tái phát nên cần các biện pháp bảo vệ cột sống kết hợp. 

Nên mang đai lưng sau phẫu thuật ít nhất 1  tháng khi đi lại hoặc ngồi lâu. Nếu do các nguyên nhân ác tính tại chỗ hoặc di căn, cần kết hợp điều trị ung thư (hoá trị, xạ trị).

-Tái khám định kỳ sau điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa theo hẹn. 

Các biện pháp phòng bệnh đau thần kinh tọa

        Sinh hoạt hằng ngày:

+ Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu  hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ  hoặc có thể đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn cuộn phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của lưng. Giữ độ cao của đầu gối và hông phù hợp với tư thế ngồi.. 

+ Tránh các động tác mạnh đột ngột, sai tư thế,  mang vác nặng. 

Tập luyện thể dục thể thao

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền  và sự linh hoạt khối cơ lưng, ngăn ngừa đau thần  kinh toạ tái phát. 

Đừng để căn bệnh đau thần kinh tọa trở thành nỗi ám ảnh của bạn và gia đình, ngay từ bây giờ hãy thường xuyên khám sức khỏe định kỳ đặt biệt là các bạn đang làm việc nặng hoặc văn phòng. Hãy đến với Khớp Việt- địa chỉ đáng tin cậy để trao gởi hi vọng về một cuộc sống không bị bệnh đau thần kinh tọa làm ảnh hưởng.

Thấy hay thì đánh giá dùm mình nhé!