Mục lục
Các bài tập vật lý trị liệu sau khi bị trật khớp vai
Đây là thời gian sau khi vai được nắn lại khớp vai và trải qua các giai đoạn khác nhau, tùy vào độ tuổi mà quá trình đeo đai thụ động không giống nhau.
> Tìm hiểu thêm:
Giai đoạn 1: Thời gian bất động khớp vai
Tuổi càng trẻ thì thời gian bất động khớp vai càng lâu.
- Dưới 20 tuổi: thời gian bất động khớp vai từ 3-4 tuần
- Từ 20-30 tuổi: thời gian bất động khớp vai tầm 2-3 tuần
- Trên 30 tuổi: Thời gian bất động khớp vai khuyến cáo là không quá 10 ngày.
Trong thời gian bất động khớp vai, bệnh nhân đều phải tiến hành vận động nắm bàn tay, tập gồng cơ để tay không bị yếu đi.
Giai đoạn 2: Thời gian vận động khớp vai
Mỗi ngày bệnh nhân niên tháo ra 2,3 lần để tập vận động vùng vai
- Xoay vai theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ trong vòng 2,3 phút
- Bài tập con lắc: Cố định tay vững vào 1 cái ghế, lắc tay đau như con lắc đồng hồ, lắc nhẹ trong vòng 2,3 phút
- Các động tác khác như động tác bò lên tường,… trong thời gian để giúp mang lại tầm vận động của vai và giúp vai có thể xoay được 30 độ
Giai đoạn 3: Các bài tập với tay.
- Bài tập vận động cho nhóm cơ phía trước vai. Gia tăng sức mạnh cho tay giúp tay có thể xoay trong và xoay ngoài
- Bài tập đẳng trường, tăng sức mạnh cho cơ tay:
- Bài tập lấy lại sự linh hoạt của khớp vai.
Trên đây là các giai đoạn có thể tập được để phục hồi khớp vai, Các giai đoạn trên bệnh nhân lưu ý nên tập theo từng giai đoạn và từng bước để mang lại hiệu quả cao nhất.