Dây chằng chéo trước là một phần cấu trúc phần mềm và có vai trò quan trọng làm vững khớp gối. Khi gặp phải tình trạng đau sưng, mất vững, khó di chuyển,…có phải đứt dây chằng chéo trước hay không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích của bài viết dưới đây để biết đứt dây chằng chéo trước có biểu hiện như thế nào, cách điều trị bệnh làm sao nhé.
Mục lục
1. Cấu tạo dây chằng
Các xương sẽ được kết nối với nhau nhờ vào hệ thống dây chằng. Bộ phận khớp gối trên cơ thể có tới dây chằng chính để liên kết và giữ vững cho khớp. Cụ thể như sau:
– Dây chằng bên
Dây chằng bên nằm ở hai mặt của khớp gối, nó bao gồm: dây chằng ngoài nằm ở bên ngoài và dây chằng trong nằm bên trong khớp gối. Các dây chằng này có chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt động 2 bên của khớp gối.
– Dây chằng chéo
Dây chằng chéo nằm ở vị trí bên trong của khớp gối, bao gồm: dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai loại dây chằng này bắt chéo nhau theo hình chữ X nên được gọi là dây chằng chéo. Dây chằng chéo có chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt động và cử động trước sau của khớp gối.
>> Có thể bạn quan tâm: thoái hóa khớp gối
2. Đứt dây chằng chéo trước là gì?
Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm khớp gối có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định cấu trúc và hoạt động của khớp gối. Đứt dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng chéo trước bị tổn thương, phần mâm chày bị lệch ra trước so với đùi. Hậu quả khiến khớp gối lỏng lẻo, phần sụn mặt khớp và sụn chêm bị hư tổn. Không những vậy, tình trạng này có thể là tăng nguy cơ bệnh nhân bị thoái hóa khớp.
3. Nguyên nhân đứt dây chằng chéo trước
Đứt dây chằng chéo trước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nó thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân sau:
-
Chấn thương trực tiếp vào gối bằng lực mạnh: tập luyện thể thao, tai nạn giao thông và sinh hoạt.
-
Chấn thương gián tiếp có thể xảy ra bởi: đột ngột chuyển hướng khi đang di chuyển tốc độ cao, cú nhảy tiếp đất không đúng,…
4. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước
Đứt dây chằng chéo trước khá nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy triệu chứng lâm sàng để nhận biết bệnh đứt dây chằng chéo trước là gì? Sau khi bị chấn thương đứt dây chằng chéo trước sẽ có các biểu hiện:
-
Nghe tiếng rắc lớn ở đầu gối khi bị chấn thương
-
Đầu gối đau và sưng phù do dây chằng dứt dẫn đến chảy máu trong, tổn thương cấu trúc bên trong khớp.
-
Cơn đau dữ dội khi vận động mạnh hoặc tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ giảm và mất dần sau 2-3 tuần.
Sau một thời gian, bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước sẽ có những dấu hiệu như:
-
Cảm giác kẹt khớp: bệnh nhân sẽ có cảm giác bị trật và kẹt ở một tư thế nào đó, phải cử động hoặc duỗi gối thì mới có thể trở về trạng thái bình thường.
-
Khớp gối mất vững: Người bệnh nếu di chuyển nhanh sẽ bị té ngã do không trụ được chân. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ không kiểm soát được khớp gối, leo dốc không vững, xuống dốc khó khăn, từ đó giảm khả năng vận động.
-
Teo cơ: Khi gặp chấn thương dây chằng kích thường đùi bị thương nhỏ dần, do teo cơ tứ đầu và hoạt động chân yếu dần.
Để nắm bắt được tình trạng bệnh chính xác, có phải là đứt dây chằng chéo trước hay không. Bệnh nhân cần đến gặp bác sẽ để được sử dụng các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán:
-
Chụp X-quang: phương pháp này dùng để loại trừ khả năng bị gãy xương, nhưng không có thể nhìn thấy được dây chằng có tổn thương hay không.
-
Chụp cộng hưởng từ: MRI dùng sóng radio và từ trường mạnh cho thất được mức độ tổn thương của dây chằng chéo trước và các dấu hiệu tổn thương mô khác.
-
Siêu âm: Kiểm tra tổng thương dây chằng bằng cách sử dụng sóng âm thanh.
-
Nội soi: Sử dụng dụng cụ nội soi vào trong khớp, cách này giúp xác định được chấn thương và mức độ nghiêm trọng của nó.
5. Các cấp độ của đứt dây chằng chéo trước
Tùy thuộc theo mức độ tổn thương mà đứt dây chằng chéo trước được phân làm 3 cấp độ chính như sau:
-
Cấp độ 1
Ở cấp độ 1, dây chằng chép đã bị giãn quá mức nhưng vẫn giữ được cho đầu gối sự ổn định. Cơ thể nhìn chung vẫn có thể chịu đựng được sự tổn thương này nhưng vẫn sẽ gây ra những cơn đau nhất định.
-
Cấp độ 2
Cấp độ này được gọi là dứt một phần dây chằng và liên quan đến việc dây chằng bị kéo căng đến mức khớp gối trở nên lỏng lẻo. Ở trường hợp này người bệnh đã phải chịu những cơn đau kéo dài và không thể di chuyển được.
-
Cấp độ 3
Đây là tình trạng đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước, trường hợp này dây chằng đứt rời và không còn kiểm soát được cương bánh chè. Đây là cấp độ nặng nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất. Người bệnh sẽ không còn kiểm soát được tính năng di chuyển của mình khi dây chằng đã bị đứt hoàn toàn.
6. Điều trị phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước
Điều trị đứt dây chằng chéo trên bằng phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho những bệnh nhân trẻ và các vận động viên muốn tiếp tục sự nghiệp thi đấu. Phương pháp này có thể phục hồi, chữa lành các tổn thương nhanh chóng, đặc biệt đối với tình trạng đứt dây chằng.
Mặc dù phương pháp này được đánh giá cao về hiệu quả chữa trị những phẫu thuật dây chằng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số trường hợp nên phẫu thuật dây chằng chéo trước:
-
Đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn
Trường hợp bệnh nhân đứt dây chằng chéo hoàn toàn phẫu thuật sẽ giúp nối lại dây chằng, cải thiện chức năng khớp và phòng ngừa các tổn thương thứ phát.
-
Đứt dây chằng chéo một phần
Đứt dây chằng chéo không hoàn toàn những dây chằng chéo trước không đủ khả năng giữ được khớp gối.
>> Bài viết liên quan: đứt dây chằng chéo trước có tự lành không
7. Những rủi ro tiềm ẩn của phẫu thuật dây chằng chéo trước
Phương pháp phẫu thuật dây chằng chéo chéo cũng tiềm ẩn một số yếu tố rủi ro mà bạn nên biết như sau:
-
Xuất huyết nặng hoặc hình thành khối huyết trong mao mạch. Nếu không kịp kiểm soát sẽ rất nguy hiểm đến người bệnh.
-
Những cơn đau gối tái phát. Đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến sau cuộc phẫu thuật. Người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau đầu gối bất thường.
-
Những trường hợp nối ghép dây chằng bằng phần mô của người khác, bệnh nhân có thể thải ghép hoặc mắc bệnh truyền nhiễm. Những trường hợp chưa xét nghiệm hoặc chưa xác định được mô của người cho thì rủi ro này vẫn thường xảy ra.
-
Khớp gối cứng và suy yếu
-
Sau quá trình phẫu thuật, nếu không chăm sóc và giữ gìn cẩn thận, vết thương có thể bị nhiễm trùng.
-
Phạm vi hoạt động bị giới hạn
8. Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
Sau khi phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước bệnh nhân càng tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng khớp gối một cách tốt nhất. Dưới đây là bài tập trị liệu, phục hồi chức năng bạn nên tham khảo:
– Ngày 1 sau phẫu thuật
-
Tập di động xương bánh chè
-
Mang nẹp đùi, cẳng chân cố định sau mổ: tạp dạng và khép chân, tập nâng chân lên khỏi mặt giường, tập vận động cổ chân trong nẹp.
-
Tập co cơ tĩnh trong nẹp: tập gồng cơ cẳng bàn chân, cơ đùi.
-
Tháo nẹp 3-4 lần/ngày, tập gấp duỗi chủ động có sự trợ giúp, nên gập gối < 60độ.
-
Đeo nẹp chân ngày và đêm, kê cao chân phẫu thuật khi nằm nghỉ.
-
Bệnh nhân có thể ngồi dậy trên giường
– Ngày 2 sau phẫu thuật
-
Tiếp tục tập luyện các bài tập như ngày thứ nhất.
-
Mang nẹp: Bệnh nhân có thể tập ngồi, tập đứng tỳ nhẹ xuống chân tổn thương với 50% trọng lượng.
-
Sử dụng nạng có sự trợ giúp và hướng dẫn của kỹ thuật viên.
– Ngày 3 sau phẫu thuật
-
Tiếp tục tập các bài tập như các ngày trên với cường độ tăng dần.
-
Tập vận động các khớp tự do có kháng trở
-
Bệnh nhân đi lại, sử dụng 2 nạng đúng cách và chịu lực.
– Sau 1 tuần phẫu thuật
-
Tập gấp gối 90 độ
-
Tập đứng tỳ trọng lượng cơ thể tăng dần đến 100% trọng lượng.
-
Nếu khớp gối đau sưng tăng lên nên ngừng tập và chường lạnh.
-
Mang nẹp cố định gối 4 tuần
-
Sử dụng nạng nách 4-6 tuần
-
Đến tuần thứ 2 khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gập được 90 độ, sức cơ tứ đùi đủ mạnh.
– Tuần thứ 3 đến tuần thứ 5
-
Tăng cường vận động thụ động để đầu gối có thể gập tối đa 120 độ.
-
Tăng cường tập nâng chân, tập gấp duỗi chủ động ở tư thế ngồi để tăng sức cơ tứ đùi.
-
Tập đứng dồn 100% trọng lượng cơ thể lên chân phẫu thuật.
-
Tập đạp xe đạp tại chỗ không lực cản
-
Tập cơ tứ đùi
– Tuần thứ 5 đến tuần thứ 7
-
Tích cực tập gập gối hioen để tăng khả năng vận động của khớp.
-
Tập xuống tấn trong giới hạn khớp gối duỗi 90 đến 60 độ và ngược lại, tốc tăng dần theo thời gian.
-
Tập bước lên xuống cầu thang.
-
Tập sức mạnh cơ đùi bằng các bài tập nâng đùi với tạ bao cát với trọng lượng tăng dần
-
Day mềm sẹo mổ và tập di động xương bánh chè
– Tuần thứ 7 đến tuần thứ 11
-
Tăng cường các bài tập các ngày trên để đạt được biên độ gấp duỗi khớp bình thường.
-
Bỏ nẹp, tích cực tập đi bộ và tập dáng đi bình thường.
-
Tập nhún đùi với vận động gấp duỗi tăng tốc độ dần dần.
-
Tập chạy trên đường bằng phẳng
– Tuần thứ 11 đến tuần 16
-
Tăng cường các bài tập trên
-
Tập gấp duỗi chủ động
-
Đến tuần thứ 16 tầm vận động phải đạt mức duỗi hoàn toàn.
– Tháng 5 đến tháng thứ 7
-
Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đùi và cơ chậu.
-
Tập chạy tốc độ tăng dần, tập lên xuống cầu thang tích cực.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu những điều cần biết về đứt dây chằng chéo trước. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc và người thân. Để có thêm nhiều thông tin thú vị khác hãy truy cập vào website của chúng tôi và đừng quên bấm theo dõi nhé.
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Thông tin liên hệ:
Phòng khám Khớp Việt
Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0898313122
Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com