Chi phí phẫu thuật hội chứng ống cổ tay 2022? Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành? Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay ra sao? Các biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay như thế nào? Tham khảo ngay bài viết do Bác sĩ Nguyễn Viết Tân biên soạn.
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh phổ biến, được gây ra do những áp lực trên dây thần kinh tại bộ phận này.
Căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, khiến mọi hoạt động co duỗi cổ tay đều đau đớn và khó chịu. Với mức độ nghiêm trọng như vậy, điều trị nội khoa sẽ chỉ giúp hạn chế được phần nào cơn đau và cải thiện triệu chứng. Trong khi, mổ hội chứng ống cổ tay mới thật sự có tác dụng đối với căn bệnh này.
Mục lục
Hội chứng ống cổ tay là bệnh gì?
Ống cổ tay là một “đường hầm” rất nhỏ có tác dụng bảo vệ dây thần kinh giữa, với chiều ngang chỉ khoảng 1 inch. Ở mặt dưới và hai bên là các xương cổ tay, lớp ngoài che phủ dải mô liên kết là dây chằng ngang.
Các dây thần kinh giữa cùng các gân gấp được luồn trong ống cổ tay này và ít khi có thể thay đổi kích thước, đặc điểm là cứng nhắc và chật hẹp. Thế nhưng dây thần kinh giữa lại ở dạng rất mềm và độ sâu trung bình, rất dễ tổn thương vì bị chèn ép lâu ngày.
Những dây thần kinh giữa này cho chúng ta cảm nhận được xúc giác đối với tất cả những vật xung quanh. Đồng thời phần dây thần kinh này vận động cơ gốc ngón tay cái. Do đó việc bị chèn ép lên khiến cho chức năng của thần kinh giữa ngay lập tức bị hạn chế và biểu hiện ra thành hội chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người làm công việc gì?
Hội chứng ống cổ tay có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng, do đây là bệnh lý thần kinh ngoại biên phổ biến. Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng nhất định dễ mắc phải căn bệnh này, đó là phụ nữ trên 35 tuổi và những người làm văn phòng. Họ thường xuyên sử dụng cổ tay để sử dụng máy tính, viết lách, duy trì trạng thái làm việc ở tư thế cố định khiến cho cổ tay bị chèn ép và chịu áp lực nặng nề.
Theo các nghiên cứu gần đây nhất thì có hơn 3% người trưởng thành đã mắc phải bệnh lý này. Đây là một con số không hề nhỏ, báo hiệu rằng hội chứng ống cổ tay là vấn đề cần quan tâm và thực sự đáng lo, bởi sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng cuộc sống, cũng như công việc thường ngày của bạn.
Hội chứng ống cổ tay có những dấu hiệu nào đặc trưng mà người bệnh có thể tự nhận biết?
Đã có rất nhiều bệnh nhân cảm thấy rõ rệt những cơn đau nhức ở vùng cổ tay của mình. Tuy nhiên đa phần họ đều cho qua, vì nghĩ rằng chỉ vì đau mỏi hoặc mang vác vật nặng quá sức. Đây lại chính là cách nhanh nhất khiến hội chứng ống cổ tay diễn biến nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy việc phát hiện dấu hiệu là đặc biệt quan trọng để đưa ra liệu trình điều trị sớm nhất.
Một số biểu hiện đặc trưng của hội chứng ống cổ tay đó là:
-
Trong quá trình làm việc thường ngày, đột nhiên bạn thấy những cơn tê dại hoặc ngứa râm ran tới từ vị trí cổ tay của mình. Đi kèm đó là tình trạng tay yếu đi rõ rệt, không thể cầm nắm, mang vác những vật dụng thường ngày, triệu chứng nặng theo thời gian.
-
Phần ngón tay sưng phồng một cách mơ hồ, tuy nhiên đầu ngón tay vẫn cảm thấy tê dại và nóng.
-
Đau đớn tập trung ở ngón tay như ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ và xung quanh ngón áp út.
-
Hoạt động trở nên vụng về hơn, thường xuyên gặp tình trạng chuột rút và đau phần cơ.
-
Thường xuyên đánh rơi đồ vật.
Phần lớn các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay sẽ không gặp một chấn thương nào cụ thể. Thay vào đó, cơn đau đến từ từ và bắt đầu dần, xuất hiện vào ban đêm với tần suất ngày càng dày đặc.
Làm sao để phân biệt tình trạng tê bì tay là do hội chứng ống cổ tay hay do thoái hóa cột sống cổ?
Có rất nhiều người bệnh hoang mang trong việc phân biệt hội chứng ống cổ tay với thoái hóa cột sống cổ. Trên thực tế, đây lại là hai căn bệnh hoàn toàn riêng biệt dù có những triệu chứng tê bì và đau mỏi. Chúng ta có thể phân biệt dựa trên những đặc điểm sau đây:
-
Hội chứng ống cổ tay: cơn đau chỉ tập trung và kéo dài xung quanh phần ngón tay và cổ tay, cường độ tăng dần tuy nhiên không lan sang những phần khác.
-
Thoái hóa cột sống cổ: là bệnh lý nằm ở các đốt sống, đã bắt đầu chuyển sang hư khớp, gây đau đớn ở vùng cổ đặc biệt là khi có những vận động mạnh. Cơn đau có thể lan ra một số vùng khác có sự hoạt động của đốt sống cổ.
Việc phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối, bởi nếu bệnh diễn biến một cách phức tạp, sẽ rất khó để phân biệt. Do đó người bệnh nên tìm tới các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám kỹ càng nhất.
Điều trị hội chứng ống cổ tay gồm những phương pháp nào?
Hiện nay, hội chứng ống cổ tay đã được ứng dụng rất nhiều phương pháp chữa trị và cho thấy kết quả tuyệt vời. Sau đây là một số phương pháp mà bác sĩ thường chỉ định cho các trường hợp điều trị hội chứng ống cổ tay:
Điều trị bảo tồn
Đối tượng chỉ định: Dành riêng cho những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và chưa gặp các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bảo tồn còn có tên gọi khác là điều trị nội khoa. Phương pháp này kết hợp bởi bốn cách đó là sử dụng thuốc giảm đau, nẹp cổ tay cố định, tập vật lý trị liệu và cuối cùng là tiêm corticoid.
Theo những thử nghiệm, điều trị nội khoa không mang lại kết quả điều trị quá đáng kể. Vì vậy chỉ thích hợp với những ca bệnh nhẹ, không điều trị triệt để.
Một số điều cần lưu ý khi điều trị bảo tồn:
-
Điều trị bảo tồn sẽ cần tích cực tập vật lý trị liệu, cũng như uống thuốc đều đặn theo chỉ định của các bác sĩ.
-
Thường xuyên cần đeo nẹp, giữ phần cổ tay của mình không co gập quá mức.
-
Giữ bàn tay và các ngón tay ấm áp, tránh để lạnh vì sẽ rất tê.
Phẫu thuật
Thông thường, phẫu thuật hội chứng ống cổ tay sẽ được chỉ định cho các ca bệnh nặng và gặp thất bại khi sử dụng những phương pháp khác. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với bệnh nhân có thời gian chữa trị quá dài nhưng vẫn chưa cải thiện được các dấu hiệu của bệnh.
Mục đích của việc phẫu thuật đó là:
-
Giải quyết được hoàn toàn các triệu chứng do hội chứng ống cổ tay đã gây ra.
-
Giữ lại hoàn toàn các chức năng của dây thần kinh giữa, khắc phục tổn thương do dây thần kinh này đã gây ra.
-
Khắc phục các cơ của bàn tay yếu, teo và có khả năng mất chức năng vĩnh viễn.
-
Đặc biệt phù hợp với các bệnh nhân có triệu chứng ống cổ tay kéo dài xuyên suốt 6 tháng, không thể đáp ứng được việc điều trị không xâm lấn.
Chi phí phẩu thuật hội chứng ống cổ tay bao nhiêu tiền 2022?
Mổ hội chứng ống cổ tay đã là phương pháp tối ưu nhất để điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuy nhiên khi nhắc tới việc phẫu thuật hội chứng ống cổ tay, nhiều bệnh nhân e ngại mức chi phí quá đắt đỏ, không có khả năng chi trả.
Tại nhiều cơ sở y tế và bệnh viện lớn, dịch vụ mổ hội chứng ống cổ tay đã được triển khai với giá thành rất phải chăng. Nếu như bệnh nhân có bảo hiểm và được hỗ trợ một phần chi phí, thì bạn sẽ chỉ cần chi trả từ 3-5 triệu đồng. Bên cạnh đó là chi phí thuốc men, phục hồi, tập vật lý trị liệu, khoảng tiền bạn nên chuẩn bị cho các ca mổ có thể dao động từ 7-10 triệu đồng.
Dù vậy, đây vẫn là mức chi phí khá rẻ cho các thủ thuật xâm lấn. Đặc biệt là việc tác động tới hệ dây thần kinh rất quan trọng, đòi hỏi phải được thực hiện tại các cơ sở uy tín, có tên tuổi và kinh nghiệm lâu năm.
Thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay là những thuốc gì, dùng lâu dài có ảnh hưởng gì không?
Các nghiên cứu khoa học đều đã chỉ ra sự hiệu quả của hai nhóm thuốc chính trong việc điều trị hội chứng ống cổ tay. Đầu tiên là thuốc kháng viêm, tiếp theo là thuốc hỗ trợ.
Thuốc kháng viêm
Kháng viêm cũng tiếp tục được chia thành hai dòng chính là không steroid và steroid. Sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc trong một thời gian quá dài, họ thường gặp tác dụng phụ của thuốc, dẫn tới việc loét dạ dày. Một số trường hợp gặp phải cushing- một trong những hội chứng nguy hiểm gây ra bởi steroid. Vì vậy không nên kéo dài thời gian sử dụng loại thuốc này.
Thuốc hỗ trợ
Ngược lại đó là thuốc hỗ trợ, với mức độ an toàn cao, có thể sử dụng được lâu dài hơn. Dù vậy, bệnh nhân vẫn sẽ cần điều trị nội khoa từ 4-6 tuần để cải thiện tình trạng bệnh trước khi phẫu thuật.
Bạn nên lưu ý:
-
Việc sử dụng thuốc chỉ mang tính chất hỗ trợ, sẽ không có tác dụng triệt để như phẫu thuật hội chứng ống cổ tay.
-
Tốc độ phục hồi không dựa vào thuốc mà dựa vào mức độ cũng như tình trạng của bệnh nhân.
-
Không nên quá lạm dụng thuốc và chỉ sử dụng theo chỉ định mà bác sĩ đã kê trước đó.
Hội chứng ống cổ tay có thể điều trị bằng vật lý trị liệu?
Bên cạnh việc uống thuốc thì các bác sĩ hiện nay cũng đã thêm phương pháp vật lý trị liệu để điều trị hội chứng ống cổ tay. Các bài tập được thiết kế rất cơ bản và nhẹ nhàng, có tác dụng trực tiếp tới phần cổ tay. Ban đầu nếu mới tập, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức và khó chịu xuất hiện ở bộ phận này.
Tuy nhiên tác dụng chính của vật lý trị liệu chính là khắc phục các tổn thương và làm bạn quen dần với vận động cơ khớp.
Từ đó có thể khẳng định, nếu như bạn chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp là vật lý trị liệu thì khả năng thành công sẽ không cao. Tuy nhiên nếu biết phối hợp với nhau, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các liệu pháp thì có thể sẽ tăng khả năng và tốc độ phục hồi nhanh hơn.
Khi nào hội chứng ống cổ tay cần phẫu thuật? Ca phẫu thuật kéo dài bao lâu?
Để xác định được việc có phải phẫu thuật hay không, chúng ta sẽ cần dựa vào mức độ tình trạng bệnh. Khi đánh giá, bác sĩ sẽ dựa trên thang đo 3 mức độ điện cơ, và 4 mức độ bao gồm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.
-
Ở mức độ nhẹ, việc phẫu thuật không cần thiết. Do bệnh nhân giai đoạn này có thể đáp ứng tốt với thuốc kết hợp vật lý trị liệu.
-
Ở mức độ trung bình: các bệnh nhân thường chia thành 2 nhóm, 50% phù hợp với điều trị nội khoa, số còn lại không thể đáp ứng điều trị nội khoa, bắt buộc phải sử dụng phẫu thuật can thiệp.
-
Ở mức độ nặng và rất nặng, không thể đáp ứng điều trị nội khoa được, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nhất là khi xảy ra tình trạng teo cơ mô cái, cơ đối ngón cái thì bệnh nhân ngay lập tức được điều chuyển sang phẫu thuật, không chờ đợi nội khoa
Có thể thấy rằng việc phẫu thuật không hề khó khăn, với thời gian rất ngắn chỉ từ 10-15 phút. Vì vậy nếu đã được chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân không nên lo lắng mà cần thực hiện theo lời bác sĩ ngay.
Sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay bao lâu thì bệnh nhân có thể đi xe máy hay làm việc với máy tính?
Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành để quay trở lại với công việc luôn là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật, ta sẽ cần chờ đợi từ 10 ngày để đến với giai đoạn cắt chỉ. Trong 10 ngày này, bệnh nhân hoàn toàn cần hạn chế để nước xâm nhập vào vết thương, gây ẩm ướt và viêm nhiễm. Nếu vết thương được băng bó cẩn thận và bạn thuộc type người có thể chịu đau, thì thời gian này vẫn có thể thực hiện lái xe hoặc làm việc một cách nhẹ nhàng.
Sau khoảng 2 tuần thì mới là thời gian phục hồi lý tưởng của đa số bệnh nhân. Vì vậy cách tốt nhất và lý tưởng nhất, đó là bạn chăm sóc kỹ càng cổ tay, hạn chế tác động mạnh bằng bất kỳ hình thức nào.
Sau phẫu thuật, nếu bệnh tái phát thì sẽ điều trị bằng cách nào?
Việc phẫu thuật hội chứng ống cổ tay mất nhiều chi phí, công sức và thời gian bình phục. Vì vậy không ít bệnh nhân lo lắng về việc mình sẽ bị tái phát trở lại sau một thời gian mổ. Thế nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm về việc đó.
Việc tái phát hội chứng ống cổ tay hiện nay là rất thấp, chỉ từ 0.9-2% người. Cụ thể hơn, nếu 100 người mắc hội chứng ống cổ tay đã phẫu thuật, thì sẽ có 1 người trong số đó bị lại. Tỷ lệ này khả quan và sẽ giúp bạn yên tâm khi lựa chọn phương pháp mổ.
Dù vậy nếu như gặp hiện tượng tái phát thì bệnh sẽ có xu hướng mạnh hơn và dữ dội hơn khó có thể kiểm soát. Lúc này, dây thần kinh không những chèn ép, mà còn dính vào các dây thần kinh khác vừa được phẫu thuật xong. Nếu phải mổ lần 2, các bác sĩ sẽ cần bóc tách phần dính này, thực hiện trong thời gian lâu hơn từ 45-60 phút.
Hội chứng ống cổ tay có cách nào phòng tránh?
Với ở một đất nước nơi xe máy trở thành phương tiện được yêu thích hàng đầu, thì hội chứng ống cổ tay có xu hướng tăng cao hơn các quốc gia khác. Thói quen này liên tục tăng áp lực cổ tay và gây ra cơn đau mỏi, dẫn tới biến chứng không ngờ. Vậy làm sao để phòng tránh hội chứng ống cổ tay dễ dàng nhất?
-
Thường xuyên tập các động tác nhẹ nhàng và đơn giản, có tác dụng thư giãn ống cổ tay. Đặc biệt là khi bạn vừa hoạt động tay trong một thời gian dài, mang vác các vật nặng, nằm kê tay. Điều này giúp cho cổ tay ngay lập tức được thư giãn, các dây chằng hạn chế căng quá mức.
-
Có thể thay việc di chuyển bằng xe máy bằng các phương tiện khác nhanh gọn, dễ dàng và đơn giản hơn. Lựa chọn phương tiện công cộng cũng là một trong những cách phòng tránh hội chứng ống cổ tay hiệu quả.
-
Đừng quên kết hợp lối sống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn chặn tối đa nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.
Mổ hội chứng ống cổ tay ở đâu?
Bạn đang mắc phải hội chứng ống cổ tay và cần chữa trị gấp, tuy nhiên chưa biết lựa chọn cơ sở nào uy tín với bác sĩ có đầy đủ tay nghề? Vậy thì Khớp Việt Clinic- phòng khám chuyên chữa trị chấn thương chỉnh hình sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của bạn.
Tại Khớp Việt Clinic, người bệnh sẽ nhận được:
-
Sự thăm khám tận tình của những bác sĩ hàng đầu trong chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, có đầy đủ kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
-
Cung cấp các dịch vụ y học chỉnh hình riêng biệt, dành cho từng tình trạng bệnh.
-
Ứng dụng nhiều máy móc, kỹ thuật công nghệ hiện đại vào chữa trị.
-
Luôn lắng nghe và thấu hiểu từng nhu cầu của bệnh nhân, giúp họ hiểu tình trạng bệnh và cách lựa chọn điều trị hiệu quả.
-
Giá cả ưu đãi và hấp dẫn hơn so với các phòng khám hiện nay.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn có thể tham khảo về hội chứng ống cổ tay. Hy vọng bài viết đã giúp cho những ai đang mắc phải căn bệnh này tìm ra phương pháp trị bệnh thích hợp. Để nhận tư vấn và thăm khám tới từ Khớp Việt Clinic, đừng quên truy cập vào website: khopviet.com
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Thông tin liên hệ:
Phòng khám Khớp Việt
Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0898313122
Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com