Vì Sao Thoát Vị đĩa đệm

Bật mí nguyên nhân vì sao thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh này thường xuyên gây đau nhức, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vì thế, tìm ra nguyên nhân của bệnh lý này giúp người bệnh có thể phòng bệnh được một phần. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân vì sao thoát vị đĩa đệm nhé. 

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia cho rằng có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Song, chúng được chia làm 2 nguyên nhân phổ biến là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. 

Có thể bạn quan tâm:

Thoát vị đĩa đệm cổ 

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không

Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân chủ quan 

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể bắt nguồn từ việc lão hóa tự nhiên. Nguyên nhân này không có cách khắc phục hoàn toàn nhưng chúng ta có thể làm giảm quá trình lão hóa chậm xuống. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay tại Việt Nam, quá trình lão hóa khá trẻ. Thông thường độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi đã xuất hiện tình trạng này. 

  • Yếu tố di truyền: Nguyên nhân chủ quan cũng có thể do yếu tố di truyền. Những ai có người thân gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm có khả năng cao mắc phải bệnh này. Vì thế, nếu bạn thuộc trường hợp này, hãy chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ khi còn trẻ nhé. 

Nguyên nhân khách quan 

Bên cạnh những nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm thì lối sống, lối sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này. 

  • Đặc thù công việc: Những người thường xuyên phải vận động mạnh như bưng bê, khiêng vác vật nặng, đứng ngồi một chỗ quá lâu cũng là nguyên nhân phụ dẫn đến tình trạng này. Vì thế, các công việc như lái xe, nhân viên văn phòng, công nhân tại các công trường,…là những người có khả năng cao gặp phải bệnh lý này.

  • Tai nạn: Trong một vài trường hợp, những chấn thương cột sống trong quá trình sinh hoạt, tai nạn lao động hay vận động thể thao cũng có thể khiến bạn gặp phải trường hợp thoát vị đĩa đệm. Nếu từng bị tổn thương, cột sống hay đĩa đệm có thể bị yếu đi. Như vậy, khả năng chịu đựng áp lực cũng từ đó mà suy giảm. 

  • Chế độ ăn uống: Việc ăn uống theo chế độ thiếu nhóm dưỡng chất cần thiết như canxi, protein hay axit béo, magie cũng dẫn đến tình trạng thiếu chất trong quá trình trao đổi chất. Giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể thiếu chất nhầy nên không giữ được cấu trúc của xương, lâu dần gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm và những bệnh lý nguy hiểm khác. 

  • Tư thế sinh hoạt: Trong quá trình sinh hoạt thường ngày, nếu bạn thường xuyên vận động ở những tư thế sai sẽ làm ảnh hưởng tới cột sống. Từ đó, đĩa đệm bị đè nén và gây xơ hóa nhanh. 

  • Cân nặng: Cột sống có tác dụng nâng đỡ phần trên của cơ thể. Do đó, nếu bạn bị thừa cân quá nhiều có thể gây áp lực lên phần đĩa đệm. Lâu ngày, đĩa đệm sẽ mất sự đàn hồi và là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. 

Như vậy, việc thay đổi những thói quen xấu, tăng cường chế độ ăn lành mạnh sẽ có lợi trong việc phòng ngừa tối đa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. 

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Những cơn đau là dấu hiệu khá rõ ràng cho vấn đề thoát vị đĩa đệm. Cụ thể như sau: 

Triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm

Đau vùng thắt lưng và thần kinh liên sườn

Có lẽ, đau vùng thắt lưng và thần kinh liên sườn là dấu hiệu rõ nhất của bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng thắt lưng, sau đó lan ra vùng ngực và gây nóng rát. 

Cảm giác cơn đau rõ nhất khi người bệnh nằm xuống, đi đại tiện, nghiêng người hay ho. Đau buốt khiến người bệnh có thể bị tê liệt, mất cảm giác ở các vùng mông, chân, bàn chân, nặng hơn có thể bị liệt chi.

Rối loạn vận động

Tình trạng đau buốt ở đĩa đệm có thể lan ra các vùng liên sườn, các chi khiến cho các cơ thể người bệnh lười vận động. Có thể cảm giác này đến không rõ ràng, nhưng bạn nên chú ý tới tình trạng vận động của bản thân hay những người xung quanh. 

Một số biểu hiện khác

Người bệnh mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải một số tình trạng sau: 

  • Xuất hiện tình trạng căng cơ hoặc chuột rút ở vùng thắt lưng.

  • Bị ngứa ran ở chân hoặc lòng bàn chân.

  • Mất kiểm soát bàng quang, ruột (khá hiếm gặp).

  • Đau lưng thoát vị đĩa đệm kèm theo sốt và gầy, giảm cân chưa rõ nguyên nhân.

  • Tình trạng đau kèm theo sốt, chóng mặt chưa rõ nguyên nhân.

  • Cơ thể có những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ về đêm.

  • Chức năng tình dục suy giảm.

Các biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp những biến chứng như sau: 

  • Đau rễ thần kinh: Việc thoát vị đĩa đệm thường xuyên xảy ra ở vùng cột sống. Sau đó, người bệnh có thể gặp phải tính trạng lan ra các vùng xung quanh như chân, tay hay các bộ phận khác. Tình trạng này được gọi là đau rễ thần kinh. 

  • Rối loạn thần kinh: Bệnh lý thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sau, gây nhiều cảm giác đau nhức toàn thân khiến ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thần kinh. 

  • Teo cơ: Bệnh lý nếu để kéo dài lâu ngày khiến các mạch máu bị chèn ép, không đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể. Việc này lâu dần sẽ khiến các cơ bị teo đi. 

  • Gây tê liệt, tàn phế: Đây là biến chứng lớn nhất của bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phát triển đến giai đoạn teo cơ, lâu dần gặp phải tình trạng tê liệt toàn thân dẫn đến tàn phế. 

Biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Nếu gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể điều trị bằng những phương pháp như sau: 

Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

  • Dùng thuốc Tây y: Một giải pháp được khá nhiều người sử dụng trong điều trị bệnh lý này là sử dụng thuốc Tây y. Các loại thuốc được sử dụng chính trong bệnh lý này có tác dụng giảm đau, giảm sưng, kháng viêm và chống trầm cảm. 

  • Vật lý trị liệu: Việc tập luyện thường xuyên các bài tập vật lý trị liệu góp phần không nhỏ trong việc chữa các bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Bạn có thể tập luyện nhẹ nhàng, đi bộ hay đạp xe. Đây là liệu pháp lành tính và là liệu pháp quan trọng nhất mà bệnh nhân cần thực hiện. Không một loại thuốc nào có thể hiệu quả bằng việc ăn uống và tập luyện khoa học,d đều đặn.

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng sau cùng nếu các biện pháp trên thất bại. Việc phẫu thuật này cần phải được can thiệp bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. 

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất

Hiện nay, có khá nhiều địa điểm có thể chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Trong đó gồm 2 nhóm cụ thể:

  • Các bệnh viện công lập, tư nhân.

  • Các đơn vị phòng khám được cấp phép theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 

Bạn có thể lựa chọn một trong những địa chỉ trên. Song, cần phải tìm hiểu thật kỹ thông tin, quy trình và chi phí trước khi tiến hành khám chữa bệnh. 

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, cần phát hiện trong giai đoạn đầu, can thiệp chữa trị hiệu quả mới có thể đem lại kết quả tốt nhất. Vì thế, bạn nên chú ý lắng nghe cơ thể mình để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm nhất. Chúc bạn luôn có một sức khỏe dồi dào!

Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Khớp Việt

Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0898313122

Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com

5/5 - (4 bình chọn)