Ngón Tay Bị Cong

Tại sao ngón tay bị cong? Làm thế nào để điều trị được bệnh?

Bạn thường cảm thấy ngón tay bị bật, bị ngửa và đôi khi bị cong. Vậy tại sao ngón tay bị cong, triệu chứng bị vậy do đâu? Có thể nói đây là một trong những chứng bệnh thường mắc ở người lớn tuổi và gây đau xương khớp. Hội chứng này gây cho nhiều người những khó khăn trong chuyển động? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về triệu chứng này.

Triệu chứng của hội chứng ngón tay cong là gì?

Có thể nói triệu chứng ngón tay cong lúc mới xuất hiện sẽ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu triệu chứng này tiếp tục phát triển thì nó trở thành một chứng bệnh cần phải chữa trị điều trị kịp thời. 

Triệu chứng của hội chứng ngón tay cong là gì?
Triệu chứng của hội chứng ngón tay cong là gì?

Hội chứng ngón tay cong hay còn được gọi với tên khác là chứng ngón tay bật, ngón tay lò xo. Thông thường triệu chứng này xuất hiện vào buổi sáng khi bạn nắm hay cầm một đồ vật gì đó hay khi duỗi ngón tay của mình.

Một số triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:

  • Ngón tay bị cứng khớp đặc biệt vào mỗi buổi sáng khi một đêm ngón tay không cử động.

  • Khi bạn duỗi gập ngón tay hay duỗi thẳng ngón tay có cảm giác bật hoặc tách vô cùng đau đớn.

  • Tại gốc ngón tay bị gập, bị cong thấy đau nhức, nếu nặng có thể sưng tấy trong lòng bàn tay. 

  • Ngón tay bị tật cong giữ nguyên như vậy bỗng đột ngột bật thẳng ra.

  • Không thể duỗi ngón tay ra do bị khóa ở tư thế uốn gập. 

Ai dễ bị mắc hội chứng ngón tay cong và tại sao?

Những triệu chứng liên quan đến ngón tay cong thường liên quan nhiều đến vấn đề tuổi tác và căn bệnh mà người bệnh mắc phải. Có thể nó là biến chứng của đái tháo đường hoặc có thể do thấp khớp hoặc gút. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chưa tìm được nguyên nhân chính xác.

Ai dễ bị mắc hội chứng ngón tay cong và tại sao?
Ai dễ bị mắc hội chứng ngón tay cong và tại sao?

Hiện nay, nhiều người cho rằng việc liên tục hoạt động ở các ngón tay khiến cho vùng tiếp giáp giữa gân gấp và mô rọc A1 bị mài mòn. Theo thời gian dài dẫn đến tình trạng sưng và viêm gân gấp từ đó có thể dẫn tới hội chứng ngón tay bị cong. 

Nếu bị hội chứng ngón tay cong, tôi có cần tới gặp bác sĩ hay không?

Nếu hiện tượng ngón tay cong chỉ là nhất thời bạn có thể chưa cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên nếu vùng khớp ngón tay bị nóng và viêm tấy thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức bởi đây có khả năng là dấu hiệu của nhiễm trùng. Triệu chứng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây đau đớn kéo dài và bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống. 

Hội chứng ngón tay cong được chẩn đoán bằng cách nào?

Để có thể tiến hành điều trị được cho bạn, việc các bác sĩ hiểu rõ được tình trạng cũng như mức độ của bệnh là vô cùng quan trọng. Thông qua thăm khám cũng như nghiên cứu nhiều trường hợp thì tình trạng bệnh có thể chia ra như sau:

Hội chứng ngón tay cong được chẩn đoán bằng cách nào?
Hội chứng ngón tay cong được chẩn đoán bằng cách nào?
  • Cấp độ I: Đây là cấp độ cho thấy tình trạng viên ở mô ròng rọc A1 của ngón tay xuất hiện tật nhưng lại không thấy rõ tình trạng ngón tay bị cong.

  • Cấp độ II: Khi bác sĩ yêu cầu tay đang trong tư thế gập lại hoàn toàn được yêu cầu duỗi thẳng thấy được tình trạng viêm ở mô ròng rọc A1 của ngón tay bị cong với tình trạng bật ngón rõ ràng.  

  • Cấp độ III A: Cũng như một số triệu chứng của cấp độ II, tuy nhiên bệnh nhận lại không thể chủ động duỗi hẳn ngón tay vì ngón bị khóa ở vị trí uốn gặp. Đặc biệt chỉ có thể duỗi khi dùng tay còn lại để gỡ ra. 

  • Cấp độ III B: Qua khám bệnh nhân không gập ngón tay lại hoàn toàn do bị viêm nặng ở mô ròng A1.

  • Cấp độ IV: Cấp độ này xuất hiện biến dạng uốn gập cố định tại vùng khớp gian đốt do tình trạng bệnh đã kéo dài một thời gian dẫn đến bị viêm.     

Làm thế nào để điều trị hội chứng ngón tay cong?

Hiện nay, theo các bác sĩ có 3 phương pháp chính để điều trị hội chứng ngón tay cong:

Làm thế nào để điều trị hội chứng ngón tay cong?
Làm thế nào để điều trị hội chứng ngón tay cong?

Phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, không xâm lấn

Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân tiếp nhận liệu trình thuốc chống viêm không chứa steroidal, cùng với đó kết hợp các trị liệu tay, nẹp tay và điều chỉnh hoạt động. 

Có thể nói phương pháp này chỉ áp dụng với những bệnh nhân còn ở giai đoạn đầu của bệnh như cấp độ I hoặc giai đoạn đầu của cấp độ II. Ngoài ra những bệnh nhân lần đầu mắc phải cũng có thể sử dụng phương pháp này để điều trị.

Phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, có xâm lấn

Đây là phương pháp tiêm trực tiếp vào vùng màng bao quanh gân gấp. Thuốc được dùng cho phần này có chứa hỗn hợp gây tê cục bộ và chế phẩm corticosteroid. Thông qua đó sẽ giúp chữa viêm ở vùng mô ròng rọc A1 và thuyên giảm dần triệu chứng ngón tay cong.

Tuy nhiên hiệu quả này có thể ngắn hoặc dài, tùy vào tình trạng của bệnh nhân và có khả năng tái phát bệnh. Vì vậy người điều trị không nên tiêm quá nhiều lần sẽ không tốt.

Theo các bác sĩ khuyến cáo chỉ tiêm tối đa 2 lần vào 1 ngón tay bị cong, đối với ngón út thì chỉ tiêm 1 lần. Có trường hợp sử dụng quá nhiều corticosteroid có thể dẫn tới tình trạng yếu gân và dẫn tới vỡ (rách) gân nhẹ nếu tiêm chất này quá nhiều lần. Vì vậy phương pháp này khuyến cáo sử dụng khi phương pháp không xâm lấn không có hiệu quả. Biện pháp này sử dụng và áp dụng cho bệnh ở cấp độ II hoặc III.

Can thiệp phẫu thuật

Khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ sẽ điều trị vùng mô ròng rọc A1, mô ròng rọc hình tròn và kể cả một phần nhỏ của mô ròng rọc A2 sẽ bị cắt bỏ. Phương pháp này thực hiện qua một đường rạch nhỏ ở gốc ngón tay.

Khi sử dụng đến biện pháp phẫu thuật thì triệu chứng ngón tay bị cong tái phát thường rất hiếm gặp. Đặc biệt khi bệnh ở cấp độ IV các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật để giải phóng khớp gian đốt gần và các khớp nối giữa  các xương ngón tay. Thông qua đó giúp cho tay có thể gập vào trong lòng bàn tay. Để thực hiện các bác sĩ sẽ rạch thêm một đường khác ở trên vùng khớp để điều trị. 

Có thể bạn quan tâm: chi phí phẫu thuật chỉnh hình ngón tay

Khi bị hội chứng ngón tay cong, tôi nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa nào?

Khi bị hội chứng bạn tốt nhất nên tới những bác sĩ chuyên về xương khớp, đặc biệt có kinh nghiệm đến vấn đề phẫu thuật tay, ngón tay, cổ tay và bàn tay. Các bác sĩ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để xử lý ngón tay bị cong. 

Tại những cơ sở phẫu thuật cũng có những đội ngũ chuyên gia trị liệu giúp tiến hành một số phương pháp trị liệu bằng nẹp như nẹp số tám để điều trị giai đoạn đầu của bệnh.  

Đối với phương pháp tiêm cần lựa chọn những bác sĩ có kỹ năng tiêm màng bọc quanh vùng gân gấp để có thể gia tăng khả năng điều trị tốt nhất. Đối với mổ nên chọn một người đã thực qua phương pháp, vết mổ cần hạn chế tốt nhất vấn đề để lại sẹo. Điều này sẽ giúp bàn tay của bạn đẹp hơn và không bị lộ vết phẫu thuật quá nhiều. 

Với những thông tin mà chúng tôi đã đề cập cũng như tổng kết ở trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề tại sao ngón tay bị cong. Hy vọng với phương pháp điều trị, các triệu chứng và những hướng dẫn để xác định bệnh, bạn có thể tìm ra căn nguyên của bệnh sớm nhất và giải quyết được vấn đề tốt. 

Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Khớp Việt

Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0898313122

Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com

5/5 - (3 bình chọn)