Thay khớp gối hay phẫu thuật để lắp đặt khớp gối nhân tạo là một trong những phát minh hiện đại nhất của y học. Đây được xem là giải pháp hồi sinh phần đầu gối bị tê liệt do ảnh hưởng từ tai nạn, hoặc biến chứng từ các bệnh lý nguy hiểm khác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Khopviet tìm hiểu về quá trình thay khớp gối nhân tạo và khám phá những thông tin quan trọng không thể bỏ qua.
Mục lục
Khớp gối được cấu tạo như thế nào?
Khớp gối được cấu tạo rất đặc biệt, là bộ phận quan trọng nhất của đôi chân. Theo đó, cấu tạo khớp gối gồm những bộ phận chính như sau:
-
Khớp gối được hình thành nhờ có sự nối tiếp giữa lồi cầu đùi và mâm chày.
-
Theo phân tích từ các chuyên gia xương khớp, phía trên đầu gối là đầu dưới xương đùi. Trong khi đó, phía dưới là đầu trên xương chày. Còn lại, xương bánh chè nằm ở phía trước.
-
Trong cấu tạo khớp gối còn có thêm hệ thống dây chằng: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và sụn chêm. Đồng thời, dây chằng trong nằm mặt trong và dây chằng ngoài nằm ở mặt ngoài.
Thay khớp gối nhân tạo là gì?
Thay khớp gối hay sử dụng khớp gối nhân tạo là một trong những dịch vụ hot nhất hiện nay tại các bệnh viện. Theo đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để thay khớp gối khi phần đầu gối đã hư hại hoàn toàn, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối trước đó không có tiến triển khả quan.
Về cơ bản, khớp gối nhân tạo toàn phần có cấu tạo gồm 3 thành phần chính là phần lồi cầu đùi, phần mâm chày và mảnh chèn nằm giữa hai phần trên.
Với công nghệ y học phát triển như hiện nay, có 3 loại khớp gối nhân tạo được đưa vào ứng dụng nhằm tối ưu sự lựa chọn cho người bệnh: khớp gối nhân tạo không hạn chế, hạn chế một phần và hạn chế toàn phần.
Bệnh nhân nào nên thay khớp gối?
Việc xem xét và quyết định thay khớp gối nhân tạo thường xảy ra đối với người trưởng thành, dao động từ 20 tuổi trở lên. Khi đó, cơ thể đã hoàn thiện, có sức đề kháng tốt để chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật dài.
Những người gặp các bệnh lý về khớp gối hay các vấn đề thoái hóa khớp gối nặng, lỏng khớp gối hoặc đã từng trải qua nhiều phương pháp điều trị trước đó mà bệnh tình không thuyên giảm, cũng cần cân nhắc việc sử dụng khớp gối nhân tạo.
Khi nào nên thay khớp gối nhân tạo?
Theo lời khuyên từ các bác sĩ đầu ngành, việc thay khớp gối nhân tạo nên được tiến hành khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau đây:
-
Xuất hiện những cơn đau nghiêm trọng ở khớp gối, tình trạng mòn khớp gối ngày càng nặng khiến cuộc sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
-
Khu vực sụn khớp gối bị tổn thương nặng. Điều trị bằng những biện pháp trước đó không có tiến triển khả quan.
-
Người mắc các bệnh lý trước đó liên quan đến bộ phận khớp gối như thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp, chấn thương,…
-
Người bị biến chứng, ảnh hưởng đến khớp gối do các bệnh lý khác gây nên như rối loạn đông máu, bệnh gout, hoại tử vô mạch đầu gối, chấn thương đầu gối,…
-
Khi chụp phim X-quang, kết quả trả về cho thấy phần khớp gối, khu vực quanh khớp gối đã hư hại rất nhiều.
Tham khảo thêm bài viết: Thay khớp gối bao nhiêu tiền?
Tuổi nào có thể thay khớp được?
Độ tuổi thay khớp gối nhân tạo hợp lý nhất là khi người bệnh dao động từ 50 – 80 tuổi. Thay khớp ở khoảng thời gian này, mọi sinh hoạt về sau sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, không bị cản trở nhiều hay cần sự trợ giúp của người thân trong gia đình.
Với công nghệ y học ngày càng phát triển, độ tuổi thay khớp gối đang được mở rộng. Theo đó, ở tuổi thiếu niên hoặc những người cao trên 80 tuổi đều có thể yên tâm thực hiện phẫu thuật.
Kỳ vọng thực tế sau khi thay khớp gối?
Không phải ngẫu nhiên, việc thay khớp gối được các bác sĩ chỉ định với đa số bệnh nhân đã hỏng hoàn toàn khớp gối. Đây là giải pháp hoàn hảo để mang lại cho người bệnh một cuộc sống bình thường, một đôi chân khỏe cùng trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái.
Khi sử dụng khớp gối nhân tạo, người bệnh không thể tham gia các hoạt động mạnh như chạy, nhảy, leo trèo, lộn nhào. Đồng thời, cũng không được phép thay ngồi xổm, bắt chéo chân, xếp bằng tròn. Tuy vậy, những hoạt động sinh hoạt thường ngày khác vẫn diễn ra như đi bộ, lái xe, chơi golf, bơi, đạp xe và một số môn thể thao nhẹ nhàng khác. Cuộc sống sẽ trở nên thú vị và vui vẻ hơn.
Ưu điểm của thay khớp gối nhân tạo
Không chỉ đem lại một cuộc sống mới cho người bệnh, thay khớp gối nhân tạo còn được đánh giá cao bởi sự hiệu quả về mặt lâu dài, ít gây tổn thương, biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Nếu tất cả các biện pháp điều trị trước đó như vật lý trị liệu, nội khoa, dùng thuốc tây, thuốc đông y không mang lại hiệu quả, việc thay khớp gối cần được cân nhắc.
Hiện nay, đối tượng và độ tuổi thay khớp gối đã được mở rộng. Vì thế, đây là phương pháp rất linh hoạt với nhiều tình trạng của người bệnh khác nhau. Sau phẫu thuật, những cơn đau dường như biến mất một cách nhanh chóng, tránh được tối đa việc liệt, tàn tật vĩnh viễn. Quan trọng hơn, cuộc sống trở lại bình thường mà không phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác.
Một số ưu điểm khác của phẫu thuật thay khớp gối được các bác sĩ chỉ ra, cụ thể như sau:
-
Gây ít các tổn thương phần mềm xung quanh khớp.
-
Xác định rõ khu vực khớp tổn thương nghiêm trọng và cần được thay thế. Nguy cơ nhiễm trùng được giảm đáng kể.
-
Đồng thời, hạn chế tối đa thời gian lưu trú, nằm điều trị tại bệnh viện.
-
Thời gian hồi phục nhanh chóng, hạn chế tối đa các sự cố y học hy hữu xảy ra khi phẫu thuật.
-
Hiệu quả lâu dài, rõ rệt.
Cần chuẩn bị gì trước khi mổ thay khớp?
Hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện đều có đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao, thực hiện phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Dù không ảnh hưởng đến tính mạng, tỉ lệ xảy ra các sự cố y học hy hữu cũng rất hạn chế, song người bệnh cũng cần chuẩn bị về cả sức khỏe và tinh thần.
-
Trước tiên, cần khám bệnh kỹ lưỡng, bổ sung đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ bệnh án. Khi đó, đội ngũ y bác sĩ có thể xem xét tình trạng bệnh, xác định mức độ chấn thương của khớp. Bên cạnh đó, kiểm tra tình trạng sức khỏe chung, chỉ định phương pháp mổ; hội chẩn để xem xét các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra.
-
Thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết như chụp X-quang, MRI (cộng hưởng từ) hoặc chụp Cắt lớp. Các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tâm đồ,… hoặc các xét nghiệm khác theo chỉ định của đội ngũ y bác sĩ phẫu thuật.
-
Được tư vấn kỹ càng về quá trình phẫu thuật, thay khớp gối nhân tạo. Đồng thời thống nhất và xác nhận đồng ý các bản Cam kết sử dụng dịch vụ tại bệnh viện. Ký kết các thỏa thuận giấy tờ có liên quan.
-
Kiểm tra tình hình dùng thuốc trước đây, hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc trước, trong và sau quá trình phẫu thuật. Thao tác này được thực hiện bởi đội ngũ dược sĩ.
-
Thống nhất ngày mổ khi có đủ hồ sơ bệnh án, tiến hành xong các thủ tục giấy tờ. Tùy theo tình trạng bệnh và lựa chọn của người bệnh để lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp.
-
Điều trị các ổ viêm nhiễm đang tồn tại trên cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân béo phì, cần giảm cân gấp. Chuẩn bị sẵn người chăm sóc tại nhà sau khi hoàn thành ca phẫu thuật.
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật cũng được chuẩn bị kỹ càng để góp phần thúc đẩy tốc độ phục hồi. Có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các vật dụng trong nhà để tập đi như:
-
Tay vịn an toàn trong bồn tắm hoặc phòng tắm.
-
Tay vịn an toàn dọc theo cầu thang.
-
Ghế cố định với các đặc điểm như có đệm ngồi, chiều cao dao động từ 40 đến 50cm, có lưng tựa, tay vịn hoặc bệ kê chân.
-
Bệ ngồi vệ sinh có kết cấu chắc chắn.
-
Ghế tắm cố định dùng trong bồn tắm hoặc phòng tắm.
-
Không gian sinh hoạt tạm thời trên cùng một tầng vì việc đi lên hoặc xuống cầu thang sẽ gây khó khăn trong giai đoạn mới phục hồi.
Mô tả phẩu thuật thay khớp gối nhân tạo
Nhằm giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát nhất về quá trình phẫu thuật thay khớp gối, trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi khám phá về thủ thuật này.
-
Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, khám sàng lọc kỹ càng.
-
Gây mê/gây tê, phương pháp tùy theo sự lựa chọn của người bệnh cũng như tình trạng sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ. Các biện pháp gây mê phổ biến là gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống, ngoài màng cứng. Biện pháp khác là phong bế thần kinh vùng.
-
Tiến hành thủ thuật thay khớp gối. Thao tác này diễn ra trong khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Đội ngũ bác sĩ chỉnh hình tiến hành cắt bỏ toàn bộ vùng sụn, xương đã tổn thương. Đặt các vật liệu cấy ghép bằng kim loại và nhựa nhằm khôi phục chức năng của khớp. Sau khi kiểm tra lại về vị trí, cấu tạo, người bệnh được đưa đến phòng hồi sức sau phẫu thuật để chăm sóc và theo dõi đặc biệt.
-
Khi hết thuốc tê, người bệnh tiếp tục nằm việc từ 7-8 ngày.
-
Sử dụng thuốc giảm đau tùy theo tình trạng. Hãy hợp tác với các bác sĩ để được dùng thuốc với liều lượng vừa đủ, tránh lạm dụng thuốc bởi rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày. Người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng theo chỉ định của bác sĩ.
-
Phòng ngừa cục máu đông: điều này giúp giảm sưng tại phần khớp gối vừa phẫu thuật. Để ngăn ngừa các cục máu đông hình thành, có thể kết hợp tập luyện đặc biệt cùng việc sử dụng thuốc làm loãng máu.
-
Vật lý trị liệu ngay tại bệnh viện nhằm tăng cường sức mạnh của cơ chân, phục hồi cử động tại vị trí khớp gối vừa phẫu thuật.
-
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng theo đúng chỉ định của bác sĩ về những gì nên ăn và không nên ăn.
-
Kết hợp các hoạt động tập luyện nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh và gây tổn thương. Có thể kể đến như đi bộ, ngồi, đứng, đi cầu thang,…
Khớp gối nhân tạo được làm từ chất liệu gì?
Khớp gối nhân tạo có 3 bộ phận chính và chất liệu cũng khác nhau:
-
Thành phần xương đùi: Được chế tác bằng kim loại, thiết kế bo tròn chung quanh đầu xương đùi.
-
Thành phần xương chày: Có cấu tạo chứa mặt phẳng kim loại kèm với lớp chêm bằng nhựa cứng polyethylene. Điểm đặc biệt là trọng lượng phân tử siêu cao.
-
Thành phần bánh chè: Là một tấm Polyethylene hình vòm đóng vai trò giúp xương bánh chè di chuyển trên rãnh thành phần xương đùi.
Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo
Với những thông tin được cung cấp về công tác chuẩn bị cũng như quy trình phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, hẳn người bệnh và người nhà bệnh nhân đã nắm được cơ bản về phương pháp điều trị này.
Theo đó, đây là phương pháp điều trị hiện đại, tân tiến nhất, là giải pháp cuối cùng khi các biện pháp nội khoa, dùng thuốc, vật lý trị liệu,… trước đó không mang lại kết quả khả quan.
Được đánh giá cao về nhiều ưu điểm như sự an toàn, ít gây biến chứng trong và sau phẫu thuật; linh hoạt với nhiều đối tượng khác nhau,… phẫu thuật thay khớp gối được ứng dụng trong nhiều bệnh viện. Trải qua 2 tiếng trong phòng mổ, người bệnh như được hồi sinh, có một cuộc sống bình thường trở lại.
Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo ở đâu?
Nếu người bệnh đang có nhu cầu thay khớp gối nhân tạo, hãy đến ngay các bệnh viện uy tín trên cả nước. Ưu tiên lựa chọn những cơ sở phẫu thuật được đánh giá cao, có nhiều phản hồi tích cực trên các trang truyền thông. Trong đó, Khớp Việt xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu.
Sở hữu hệ thống cơ sở vật chất tốt cũng đội ngũ y bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có nhiều kinh nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thành công nhiều ca phẫu thuật thay khớp gối khó. Bên cạnh đó, quy trình phẫu thuật được áp dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn cho người bệnh, hạn chế tối đa những biến chứng. Đồng hành cùng Khớp Việt là sự lựa chọn hoàn hảo nhất đối với khách hàng.
Biến chứng phẫu thuật có thể xảy ra
Theo đánh giá từ đội ngũ y bác sĩ chỉnh hình có kinh nghiệm trong phẫu thuật thay khớp gối, biến chứng phẫu thuật gần như rất ít nguy cơ xảy ra. Một số trường hợp mổ khó, tình trạng bệnh nặng có thể gây tổn thương động mạch ở chi dưới (khu vực động mạch khoeo). Việc tổn thương dây thần kinh (thần kinh hông khoeo ngoài) cũng cần được cân nhắc.
Nhìn chung, mọi biến chứng xảy ra trong quá trình phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo đều đã được lường trước và có thể xử lý nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến người bệnh. Đây là một quá trình phẫu thuật an toàn, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện.
Phòng tránh các vấn đề sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, người bệnh cần hợp tác với đội ngũ y bác sĩ cũng như những người chăm sóc tại nhà. Các vấn đề cần phòng ngừa bao gồm:
-
Phòng ngừa các cục máu đông trong vài tuần đầu sau phẫu thuật. Kết hợp sử dụng thuốc làm loãng máu theo chỉ định của bác sĩ hoặc tập luyện các động tác nhẹ nhàng tại chỗ. Điều này sẽ hạn chế các cơn đau cũng như tình trạng sưng.
-
Phòng ngừa nhiễm khuẩn xảy ra ở khu vực phẫu thuật. Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, lạnh, chảy dịch từ vết thương,… hãy báo ngay với bác sĩ để được chỉ định kịp thời.
-
Phòng ngừa té ngã, đặc biệt là khi tập luyện hồi phục.
Bệnh nhân thay khớp gối nên tập môn thể thao nào và tránh những động tác nào?
Sau phẫu thuật, việc chung sống hòa hợp với khớp gối nhân tạo là điều cần thiết. Trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh nên tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, đạp xe,… Khi khớp gối nhân tạo đã hoạt động bình thường, có sự co – gập tốt, người bệnh có thể lái xe, chủ động trong việc đi lại.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý một số hoạt động mạnh như đá bóng, leo trèo, chạy nhảy hay tham gia các môn thể thao cần di chuyển nhiều, tốn nhiều sức.
Người mới thay khớp gối nhân tạo cũng không được phép ngồi xổm, đứng bắt chéo chân hoặc xếp chân bằng tròn. Những hành động này tác động trực tiếp đến kết cấu của khớp gối nhân tạo, dễ gây lệch vị trí lắp đặt và tổn thương nặng nề cho khớp gối.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp tới bạn đọc những thông tin quan trọng về phẫu thuật thay khớp gối, sử dụng khớp gối nhân tạo.
Đây là giải pháp hoàn hảo cho những bệnh nhân gặp vấn đề nặng về xương khớp, đã trải qua những tai nạn gây ảnh hưởng toàn bộ phần đầu gối. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết là một cẩm nang hoàn hảo giúp người bệnh được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất.
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Thông tin liên hệ:
Phòng khám Khớp Việt
Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0898313122
Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com