Thoát Vị đĩa đệm Chèn Dây Thần Kinh Có Nguy Hiểm

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm chèn thần kinh là một triệu chứng phổ biến hiện nay. Các bệnh nhân mắc bệnh rất lo lắng về mức độ nguy hiểm của nó. Vậy cụ thể thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thường xảy ra ở những bệnh nhân nào? Có cách nào để chữa trị nó hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Phình đĩa đệm chèn dây thần kinh

Nguyên nhân gây đau phình chèn dây thần kinh
Nguyên nhân gây đau phình chèn dây thần kinh

Phình đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng bệnh xảy ra ở những người trên 30 tuổi. Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa 2 đốt sống, được cấu tạo bởi bao xơ và nhân nhầy.

Phía trên bộ phận này có tấm sụn chèn trên. Nó có chức năng làm giảm đi những áp lực về ma sát giữa 2 đốt sống với nhau. 

Phình đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí trung tâm giữa các đốt sống. Các sợi collagen tạo thành bao xơ có thể bị làm rách nhân nhầy bên trong. Đĩa đệm cũng bị chèn ép và thoát ra ngoài, gây nên các cơn đau nhức.

Hiện nay các chuyên gia đang tìm rất nhiều cách để chữa trị căn bệnh này. Nếu phát hiện sớm thì có thể áp dụng các phương pháp chữa trị đúng cách sẽ khỏi.

Còn nếu bệnh đã tiến triển thành thoát vị đĩa đệm thì khả năng chữa là rất thấp. Cụ thể có các phương pháp như:

  • Dùng thuốc tây có tác dụng giảm đau, giãn cơ, chống viêm;

  • Vật lý trị liệu để tạo khoảng không giữa các đốt sống và góp phần đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu;

  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho đĩa đệm khỏe mạnh;

  • Phẫu thuật để điều trị tình trạng phình đĩa đệm chèn dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm gây đau lan xuống chi dưới
Thoát vị đĩa đệm gây đau lan xuống chi dưới

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo dây thần kinh tọa. Đĩa đệm thường có cấu trúc là nhân keo, vòng sợi và mâm sụn. Nhân keo nếu bị thoát ra khỏi vị trí bình thường do rách hoặc nứt vòng sợi do gây đè ép vào rễ.

Bệnh này xảy ra là do hậu quả từ việc bị chèn ép rễ thần kinh ở thắt lưng. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này do thoát vị đĩa đệm, gai xương và thu hẹp ống tủy sống. Chèn ép có thể xảy ra ở trong ống tủy hoặc ở lỗ liên hợp. 

Bài viết liên quan: thoát vị đĩa đệm cổ

Về triệu chứng, đau có thể lan dọc theo đường dây thần kinh tọa, xuống mông và dọc mặt sau chân đến dưới đầu gối. Đau sẽ thường gây nên cảm giác rát, kim đâm.

Hoặc đôi khi bệnh nhân sẽ có cảm giác tê và yếu chân. Nhiều người còn gặp cảm giác như một cú điện giật, tệ hơn là khi ho hoặc hắt hơi có thể làm triệu chứng bệnh nặng hơn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa có thể kể đến như tuổi tác, cân nặng, bệnh tiểu đường, do đặc thù công việc. Để phòng tránh việc thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa, bạn đọc có thể thực hiện theo cách sau:

  • Tập thể dục thường xuyên để lưng có thể hoạt động tốt và những sự liên kết thích hợp;

  • Duy trì tư thế ngồi phù hợp;

  • Sử dụng chuyển động cơ học của cơ thể. Nếu đứng trong một thời gian dài thì nên đặt một chiếc ghế hoặc hộp nhỏ để tránh tình trạng mỏi lưng. Tránh nâng vật nặng hoặc thay đổi tư thế đồng thời.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh

Thoát vị đĩa đệm làm chèn ép dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm làm chèn ép dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh thường xuất hiện do đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu. Nó sẽ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và gây bệnh trong một thời gian dài. Nếu người bệnh phát hiện chậm sẽ dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như rối loạn vận động, teo cơ, thậm chí là mất khả năng di chuyển.

>>Theo dõi thêm Thoát vị đĩa đệm ăn gì tốt

Ở các vị trí thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, mỗi người bệnh lại có một triệu chứng khác nhau như:

  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh ở cổ gây nên tình trạng đau nhức, mỏi ở vùng vai gáy. Đặc biệt là khi ngửa cổ, cúi cổ hoặc xoay cổ. Sau một thời gian dài nếu không chữa trị nó còn lan đến các bộ phận khác như cánh tay, cẳng tay, các ngón tay;

  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh tọa: Đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng và chạy dọc xuống theo dây thần kinh tọa;

  • Cơn đau xuất hiện nhiều khi cử động, đi lại;

  • Ngứa ở các vị trí đau nhức, cảm giác như có kim châm;

  • Làm giảm đi khả năng vận động, đau nhức ở phần vai, thắt lưng thường xuyên khi vận động;

  • Có tình trạng co cơ, yếu cơ hoặc bị teo cơ nhị đầu và tam đầu. 

Về phương pháp ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Đổi tư thế sau một thời gian làm việc để đảm bảo cho cơ thể không bị chịu áp lực. Tránh ngồi trong cùng một tư thế quá lâu hoặc trong tư thế cúi khom người;

  • Không nên khiêng vật quá sức mình;

  • Thường xuyên có thói quen tập thể dục vào buổi sáng;

  • Không nên đột ngột hoặc hoạt động mạnh vùng lưng hoặc thắt lưng;

  • Giữ nguyên tư thế đứng thẳng cột sống trong bất kỳ công việc mang vác, bưng bê hoặc giặt giũ;

  • Kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi đúng cách, hợp lý để phục hồi kịp thời.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về căn bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh này. Hãy tiếp tục theo dõi tại web của chúng tôi để tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nhé.

Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Khớp Việt

Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0898313122

Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com

5/5 - (3 bình chọn)