Thoát Vị đĩa đệm Thắt Lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi? Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu quan hệ? Mổ thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Thoát vị đĩa đệm có kiêng quan hệ được không? Tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh thường xuyên gặp phải ở những người mắc chứng thoái hóa cột sống.

Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường chịu những cơn đau nhức từ thắt lưng. Vì vậy lựa chọn một giải pháp chữa trị giúp hạn chế đau đớn là rất quan trọng.

Để giúp các bạn có phương án điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như chữa bệnh thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất tốt nhất dưới đây là một số thông tin cơ bản về loại bệnh này để có phương pháp chữa trị đúng đắn.

Bài viết liên quan về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ & cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Số điện thoại tư vấn: 0898313122 

Cấu tạo đĩa đệm cột sống thắt lưng

Cột sống được cấu tạo từ các đốt sống xếp chồng lên nhau. Theo thứ tự từ trên xuống dưới cột sống gồm 7 xương cổ, 12 xương ngực và 5 xương thắt lưng. và xương cụt. Hầu hết các xương đều được các đĩa đệm bảo vệ bằng cách hấp thụ chấn động từ các hoạt động hàng ngày.

Cấu tạo đĩa đệm thắt lưng
Cấu tạo đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đĩa đệm có 3 phần chính: nhân nhầy, vòng sợi và mon sun. Trong đó tại cột sống thắt lưng có 5 đĩa đệm nằm giữa các đốt sống và có chức năng nhất định. Có thể kể đến một số như phân phối tải trọng lên cột sống, duy trì khoảng cách giữa các thân khi đốt khi hoạt động, tạo sự linh hoạt cho cột sống,…

Đặc điểm chỉnh có thể thích nghi với áp lực lớn và chấn động mạnh. Tuy nhiên nuôi dưỡng bằng cách thẩm thấu qua máu nên các đĩa đệm dễ bị loạn dưỡng và thoái hóa từ đó gây nên các vấn đề về thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng đĩa đệm thắt lưng không thể làm đúng được vai trò giảm xóc hay nâng đỡ phần trên. Đặc biệt khi di chuyển sẽ làm rò rỉ một số chất bên trong, đứt hoặc rách,…

Tình trạng xảy ra chủ yếu ở nam giới đặc biệt ở độ tuổi 35 – 50 tuổi. Hầu hết những người có công việc phải mang vác nặng, ngồi nhiều, ngồi sai tư thế đều có khả năng mắc bệnh,.. Tuy nhiên khi tuổi càng lớn bệnh càng trầm trọng hơn.

Các mức độ thoát vị đĩa đệm thắt lưng?

Hiện này dựa vào tình trạng bệnh, độ tuổi, biểu hiện và tác động đối với bệnh thành 4 mức độ khác nhau: 

Các mức độ thoát vị đĩa đệm thắt lưng?
Các mức độ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
  • Cấp độ 1: Nhân nhầy đã biến tướng phát sinh thành tình trạng phình hay lồi đĩa đệm. Đặc biệt các bao xơ bị nứt rách. Vì triệu chứng chưa thật sự rõ ràng nên các bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh và thường nghĩ các bệnh khác không quan tâm và chữa trị.

  • Cấp độ 2: Với cấp độ này, nhân vẫn còn nằm trong bao xơ. Tuy nhiên những phần bên ngoài lại suy yếu đặc biệt còn ảnh hưởng đến dây thần kinh. Tình trạng bệnh giai đoạn này thường rõ hơn. 

  • Cấp độ 3: Đây là giai đoạn bắt đầu bị thoát vị. Những nhân nhầy sẽ bị thoát ra do bao xơ bị rách. Đặc biệt do nguyên nhân nhầy bị thoát nên tạo sức ép lớn và dây thần kinh gây đau nhức và tổn thương cột sống.

  • Cấp độ 4: Tình trạng nặng hơn, vì vậy nếu không chữa trị kịp thời sẽ xuất hiện các khu vực thoát vị lan rộng. Bởi chất nhân nhầy bị tách khỏi bao xơ và xuất hiện kèm mảnh rời. Vì vậy giai đoạn này vô cùng đau đớn có thể bị liệt.

Nguyên nhân vì sao thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể xảy ra thường xuyên hay đột ngột do một quá trình. Điều này có thể diễn ra nhiều năm, tháng trong cuộc sống có thể bạn không để ý và theo dõi. Có một số nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng như:

  • Do ảnh hưởng của chấn thương như ngã xe, tai nạn xe hơi, những chấn thương gây áp lực lên đĩa đệm và bị thoát vị.

  • Yếu tố tuổi tác, những người có độ tuổi từ 35 – 50 rất dễ mắc bệnh, đặc biệt tình trạng nghiêm trọng khi ở độ tuổi 80.

  • Thông thường nam giới có nguy cơ bị thoát vị cao hơn nữ giới.

  • Những công việc năng yêu cầu phải khuân vác, kéo hay vặn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát vị.

  • Những người vượt quá chuẩn cân nặng cũng thường gây ra những bệnh về cột sống do gánh một khối lượng quá lớn sẽ gây áp lực cho cột sống.

  • Những chất nicotin trong thuốc lá cũng hạn chế tình trạng lưu thông máu làm hạn chế quá trình điều trị tổn thương, từ đây dễ gây thoái hóa.

  • Do di truyền, nhiều bệnh có nguy cơ di truyền cao trong đó có thoát vị.

Các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Việc mắc chứng bệnh này sẽ chèn ép rất lớn lên dây thần kinh vì vậy thường mang đến những cơn đau theo chiều dài dây thần kinh. Từ đặc điểm này có thể có những biểu hiện sau khi bệnh nhân mắc bệnh:

Một số triệu chứng
Một số triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Một số triệu chứng

  • Đau thần  kinh tọa, những người bị trượt đĩa đệm thắt lưng thường khá đau chân do ảnh hưởng lan tỏa dọc theo dây thần kinh. 

  • Dây thần kinh ở chân là triệu chứng được chú nhiều nhất. Một số dấu hiệu như đau buốt. cảm giác có điện lan tỏa hay xuyên qua.

  • Tùy thuộc vào nơi thoát vị và mức độ mà có thể đau ở những vị trí khác nhau. Có thể nói vị trí đau không cố định tại một điểm như: lưng thấp, mông, mặt trước,…

  • Một số ảnh hưởng các triệu chứng thần kinh như: tê bì chân tay, ngứa ran chân tay, ngón chân,…

  • Một triệu chứng khá ít gặp tuy nhiên phản ảnh rõ tình trạng bệnh là thả chân hay rũ chân. Khi ảnh hưởng của bệnh thì khó nhấc chân đi bộ hay đứng được

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Để có thể sở hữu những chuẩn đoán tốt nhất thì việc khám bệnh là một trong những phương pháp hữu hiệu. Thông thường đối với đánh giá tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ qua sát bệnh nhân qua uốn và duỗi như:

  • Kiểm tra một số vấn đề về thần kinh như xem các dấu hiệu về cảm giác như tê, yếu ở bàn chân, ở chân. Về việc đi lại của bệnh nhân đặc biệt chú ý để gập mắt cá chân để kiểm tra một số tình trạng, kiểm tra cơ bắp và phản xạ.

  • Yêu cầu về phạm vi chuyển động như nghiêng người về trước, sau và uốn cong từ bên này qua bên kia.

  • Đặc biệt kiểm tra một số động tác căng cơ phổ biến như nâng thẳng chân hay được gọi là LaSegue. Với những bệnh nhân nằm ngửa mà khi năng chân thường mang đến cảm giác đau ở góc độ 30 – 70 độ là có dấu hiệu bị thoát vị.

  • Dựa vào một số dấu hiệu để kiểm tra như tăng huyết áp, nhiệt độ cơ thể,…

  • Dựa vào dáng đi nếu có khó khăn hay bất thường sẽ có cơ sở suy đoán.

  • Khám vùng cột sống lưng nếu có biểu hiện bất thường hay nhạy cảm khi chạm có thể khám kỹ hơn.

Ngoài ra cũng có một số biện pháp phổ biến cần máy móc can thiệp như:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)

  • Chụp X-quang

  • CT tủy đồ

  • Điện cơ (EMG)

Biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng nếu không chữa trị kịp thời

Nếu không chữa trị kịp thời bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì những biến chứng về bệnh có thể nhận thấy rõ như: 

  • Rối loạn đại tiểu tiện

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh

  • Gây liệt tàn phế

  • Teo cơ chi

  • Rối loạn cảm giác

  • Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Vì vậy cần có những pháp đồ điều trị kịp thời, thường xuyên thăm khám để thấy tránh được tình trạng biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng tới cuộc sống.

Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Hiện nay theo các chuyên gia về khớp xương, các vấn đề về thoát vị không hẳn lúc nào cũng được điều trị ngoại khoa, nhiều phương pháp được điều trị bằng nội khoa. Có thể kể đến một số biện pháp như: chườm đá lạnh, sử dụng thuốc giảm đau tạm thời, chường nóng, chú ý nghỉ ngơi,…

Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Một số phương pháp điều trị

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các bác sĩ sử dụng một số phương pháp có máy móc tác động để giảm đau hiệu quả hơn. Một số biện pháp như: vật lý trị liệu, tiêm thuốc steroid ngoài màng cứng, nắn chỉnh cột sống, massage,…

Đặc biệt trong trường hợp mà các cơn đau có thể bị một số triệu chứng bệnh phát triển nặng có thể được khuyến lựa chọn phẫu thuật. Đây chính là điều trị ngoại khoa.

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì quan hệ

Để giúp việc quan hệ tình ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm diễn ra hạnh phúc nhất thì chúng ta cần chú ý tới một số vấn đề sau:

+ Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên tránh việc quan hệ ngay trong khoảng thời gian 3 tháng sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng ổn hơn và cảm thấy sức khỏe cho phép thì có thể cân đối thời gian.

+ Quan hệ với một nhịp độ vừa phải: Không nên làm quá mạnh như vậy sẽ gây ra rất nhiều những áp lực khiến vị trí đĩa đệm ngày càng lệch đi xa hơn. Cần nhẹ nhàng và thư giãn và nhịp độ vừa phải

+ Sử dụng gối, hoặc vật kê khi quan hệ: Điều này rất quan trọng để có thể giữ cột sống của bệnh nhân luôn được thẳng nhằm hạn chế được tối đa ảnh hưởng đến các đĩa đệm

+ Có các cử chỉ giao tiếp với nhau khi yêu: Nếu trong quá trình quan hệ mà không có những giao tiếp thì rất khó có thể biết được đối phương đang có cảm giác như thế nào. Nhiều khi bạn tình đang bị đau đớn mà chúng ta không hề hay biết và dẫn tới cuộc yêu không hiệu quả

+ Thử một vài tư thế khác: Khám phá những tư thế mới cũng rất hay, nó giúp chúng ta có cảm giác thăng hoa hơn khi yêu và cũng có thể có những động tác không gây ảnh hưởng đến cột sống nhiều đang chờ chúng ta khám phá

Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Việc bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể do ảnh hưởng của chấn thương. Tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân khác gây ra cần phòng tránh như:

  • Luôn duy trì tư thế đúng khi lao động hay sinh hoạt.

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao.

  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp với thể trạng cơ thể

  • Hạn chế việc mang vác nặng

  • Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

  • Không sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất kích thích

  • Đặc biệt tuân thủ kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Cách chăm sóc người bệnh

Đối với mỗi loại bệnh sẽ có phương pháp chăm sóc riêng biệt. Vì vậy để chăm sóc bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cần chú ý:

Cách chăm sóc người bệnh
Cách chăm sóc người bệnh
  • Lựa chọn chế độ dinh dưỡng giàu những chất tốt cho cơ, xương như: canxi, protein, vitamin D, Omega-3. Ngoài ra một số chất xơ để có thể  giúp tăng trưởng, sửa chữa các tổn thương mô mềm, sụn…

  • Giúp đỡ người bệnh có những vận động nhẹ nhàng không nên nằm ở những nơi có bề mặt không phẳng.

  • Trang bị những kiến thức liên quan đến trị liệu và xoa bóp giúp lưu thông máu.

  • Đặc biệt với những người phẫu thuật cần chú ý: nghe lời dặn của bác sĩ, hỗ trợ di chuyển, lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Với những kiến thức trên hy vọng bạn có cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh này và có những phương pháp điều trị và phát hiện kịp thời.

Phòng khám Khớp Việt được nhiều người đánh giá là phòng khám, cơ sở y tế uy tín thăm khám điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng tốt nhất. 

Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Khớp Việt

Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0898313122

Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com

5/5 - (5 bình chọn)