Trật Khớp Khuỷu Tay

Trật khớp khuỷu tay thì nên làm gì? Những cách chữa trật khớp hiệu quả nhất

Trật khớp khuỷu tay là chấn thương vô cùng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu như gặp tình trạng trật khớp mà không có sự điều trị kịp thời thì người bệnh rất dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có khả năng gây tàn tật. Vì vậy đừng bỏ qua bài viết bật mí trật khớp khuỷu tay thì nên làm gì ngay sau đây.

Cấu tạo khớp khuỷu tay

Khuỷu tay là một trong những bộ phận quan trọng nối các khớp xương, ảnh hưởng lớn tới hệ vận động của chúng ta. Cấu tạo của khớp khuỷu tay sẽ bao gồm những phần như sau:

Trật khớp khuỷu tay
Trật khớp khuỷu tay
  • Đầu dưới của xương cánh tay.

  • Đầu trên của phần xương trụ.

  • Xương quay.

Ở mặt ngoài là lồi cầu, được tiếp nối với mặt chỏm quay nhằm tạo ra khớp cánh tay quay. Ở mặt trong là hệ thống ròng rọc được kết nối với hõm xích ma kích thước lớn tạo thành khớp cánh tay trụ. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua xương quay, xương trụ liên kết với nhau tạo thành phần khớp tay trụ trên.

Mỗi đoạn xương khuỷu tay lại sở hữu một hình dáng đặc trưng. Điều này nhằm hỗ trợ khuỷu tay co gập, duỗi thẳng và thực hiện những động tác phức tạp khác. Hệ thống dây chằng là yếu tố then chốt để đưa xương nằm đúng trục quy định sẵn.

Trật khớp khuỷu tay là gì?

Chúng ta đã nghe rất nhiều về tình trạng trật khớp khuỷu tay. Vậy trật khớp khuỷu tay là gì? Khi phần khớp bị di lệch hoàn toàn hoặc không hoàn toàn ở mặt khớp trên khuỷu tay bởi ngã, tai nạn giao thông, mang vác vật nặng. 

Những chấn thương ở bộ phận này gây ra đau đớn và nhức mỏi liên tục, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt của bệnh nhân. Đặc biệt nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây biến dạng các chi, tái phát thường xuyên và ảnh hưởng chức năng của hệ thống cơ khớp.

Nguyên nhân trật khớp khuỷu tay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trật khớp khuỷu tay. Ở người lớn, một số nguyên nhân phổ biến gây trật khớp đầu xương khuỷu tay đó là:

Nguyên nhân trật khớp khuỷu tay
Nguyên nhân trật khớp khuỷu tay
  • Ngã: khi người bệnh va chạm và ngã xuống, cả trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào và đè lên một tay đang dang ra, từ đó là xương cánh tay trật khớp gây đau nhức.

  • Tai nạn xe cộ: áp lực được gây ra khi hành khách gặp phải tai nạn xe cơ giới và khiến phần khớp khuỷu tay bị trật ra ngoài

Còn đối với trẻ em, bố mẹ nên lưu ý một số nguyên nhân đặc biệt quan trọng như sau:

  • Nâng con không đúng cách: cha mẹ thường cố gắng nâng hoặc chuyển động cánh tay của trẻ, gây ra tình trạng trật khớp ở khuỷu tay bé.

  • Kéo dậy đột ngột: khi đứa trẻ bước xuống cầu thang, lề đường một cách bất ngờ, và bạn vẫn đang nắm tay của bé sẽ ngay lập tức tạo ra lực kéo và dẫn tới trật khớp khuỷu tay.

Phân loại trật khớp khuỷu tay

Để đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng, các bác sĩ sẽ tiến hành phân loại xem bệnh nhân đang gặp tình trạng như thế nào. Trật khớp khuỷu tay có thể được chia thành 2 loại đó là:

Trật ra sau

Trật khớp tay ra sau chiếm tới hơn 90% tổng số ca mắc trật khớp khuỷu tay. Đặc điểm thường thấy của bệnh đó chính là:

  • Phần đầu trên 2 xương cẳng tay đã bị bật khỏi khớp và kéo lên phía trên mặt sau đầu xương dưới cánh tay. Trong trường hợp hai xương có xu hướng nghiêng sang bên cũng sẽ làm tăng nguy cơ trật và lệch khớp khuỷu tay.

  • Dây chằng rách tất cả ngoại trừ phần dây vòng. Nếu dây vòng cũng bị tổn thương, chỏm xương bật hẳn ra xa sẽ làm tăng tình trạng phức tạp bệnh.

Trật ra trước

Trật khớp khuỷu tay ra trước xảy ra đối với dấu hiệu gãy mỏm khuỷu và đứt dây chằng, đụng dập cơ bám mỏm lồi cầu, cơ nhị đầu, tổn thương hệ thống dây thần kinh trụ.

Triệu chứng trật khớp khuỷu tay

Sau khi gặp chấn thương gây ra trật khớp khuỷu tay, bệnh nhân có thể nhanh chóng gặp phải triệu chứng như sau:

Các triệu chứng từ nhẹ tới nặng 
Các triệu chứng từ nhẹ tới nặng
  • Phần khớp khuỷu bị đau mỏi liên tục, có tình trạng nhức với cường độ kéo dài.

  • Khớp khuỷu sưng to vì hệ thống dây chằng rách và gây tụ máu.

  • Không thể duỗi hay gập cẳng tay được. Khi gập chừng hơn 40 độ, cẳng tay sẽ trông ngắn hơn, nhưng cánh tay lại trở nên dài ra.

  • Bạn có thể dễ dàng sờ được những bờ xương tròn của phần đầu dưới xương tay. Phần này hiện rõ mỏm khuỷu bị nhô ra sau với phần đầu trên quay lồi ra ngoài.

  • Gấp khuỷu tay và buông ra thấy dấu hiệu lò xo, tự động bật về vị trí ban đầu trước khi gấp khuỷu tay.

>> Có thể bạn quan tâm: điều trị trật khớp khuỷu tay

Biến chứng trật khớp khuỷu tay

Biến chứng trật khớp khuỷu tay rất nguy hiểm, có thể gây hại tới hệ thống dây thần kinh và mạch máu nên không thể được xử lý và điều trị một cách kịp thời. Các biến chứng thông thường xảy ra như:

  • Biến chứng dây thần kinh giữa, thần kinh liên cốt phía trước và liệt dây thần kinh trụ, dẫn tới không còn cảm giác đầu ngón tay.

  • Biến chứng mạch máu thường chiếm 5% tỷ lệ trật khớp và chỉ thường xảy ra khi động mạch bị chèn ép, co thắt.

Tùy thuộc vào từng mức độ tổn thương mà bác sĩ tiến hành áp dụng biện pháp điều trị phù hợp nhất, nhằm đưa khớp khuỷu về đúng vị trí của mình.

Chữa trị trật khớp khuỷu tay thế nào?

Hiện nay, có hai cách để chữa trị khớp khuỷu tay đó là nắn chỉnh lại khớp- dành cho những ca bệnh từ nhẹ tới trung bình và phẫu thuật dành cho ca bệnh nặng.

Nắn chỉnh khớp

Nếu bạn vừa trật khớp khuỷu thì các bác sĩ sẽ chỉ định kéo nắn lại, đồng thời nẹp bột treo từ khoảng 10 ngày sau đó mới tiến hành tập vận động. Một số bệnh nhân gặp tình trạng nắn khớp nhưng vẫn không vững vì rách phần mềm, bác sĩ sẽ hỗ trợ giữ bất động vùng tổn thương từ 3-4 tuần.

Trong trường hợp không thể nắn được vì kẹt khớp, chèn phần mềm, gãy xương nội khớp, bệnh nhân sẽ cần tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật

Áp dụng cho trường hợp:

  • Trật khớp khuỷu tay ở tình trạng phức tạp và đã bị tổn thương dây thần kinh.

  • Thực hiện nắn chỉnh khớp không hiệu quả.

  • Cần phục hồi trục chi, sửa lại dây chằng.

Các biện pháp sơ cứu khi bị trật khớp khủy tay

Nguy cơ trật khớp luôn dễ dàng xảy đến đối với tất cả mọi người. Các biện pháp sơ cứu đó là:

  • Giữ nguyên khớp và không di chuyển để tránh tác động vào phần chấn thương, gây tổn thương thêm những vùng xung quanh.

  • Cố định khớp ở tư thế nguyên vẹn.

  • Chườm lạnh giảm sưng phù, có thể sử dụng đá chườm trực tiếp lên da. Không chườm nóng.

  • Nhẹ nhàng di chuyển người bị trật khớp tới cơ sở y tế.

Trật khớp khuỷu tay bao lâu thì khỏi?

Trật khớp khuỷu tay tùy vào mức độ nặng hay nhẹ, cách điều trị, công nghệ kỹ thuật mà thời gian phục hồi sẽ không giống nhau. Thông thường, bệnh nhân sẽ cần từ 2 tuần- 2 tháng, hoặc lâu hơn để khớp xương khỏi hoàn toàn.

Để đẩy nhanh tiến độ lành khớp, bạn hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để chữa trị, đồng thời kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Nếu bạn đang gặp tình trạng trật khớp khuỷu tay, thì Phòng Khám Khớp Việt chính là địa chỉ bạn nên tham khảo để thăm khám. Phòng Khám Khớp Việt với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chắc chắn sẽ tư vấn tận tình và đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất cho bạn.

Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo để trả lời câu hỏi trật khớp khuỷu tay nên làm gì. Nếu có nhu cầu thăm khám, hãy nhanh chóng liên hệ tới Khớp Việt Clinic qua website: khopviet.com và nhận nhiều ưu đãi chữa xương khớp tốt nhất.

Bài viết liên quan: cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà

5/5 - (4 bình chọn)