Gãy xương đòn là trường hợp khá thường xuyên bị gãy ở phần vai, chúng thường chiếm tới 35 – 45% khả năng bị ảnh hưởng. Đây là một vị trí rất quan trọng bởi xung quanh phần xương này chứa phần lớn các dây thần kinh. Vậy gãy xương đòn cần chú ý điều gì? Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm một số thông tin nhé!
Mục lục
1. Gãy xương đòn là gì ?
Gãy xương đòn hay còn được biết đến với tên khác gãy xương quai xanh. Đây là phần xương bị tổn thương sau một hoạt động, tai nạn hoặc thể thao làm ảnh hưởng đến.
Xương đòn là một xương nằm dài ngay dưới da vùng vai. Phần xương này nối giữa xương ức và hệ thống đai vai – cánh tay.
Nó có tác dụng như một thanh chống, giằng giữa thân mình và khớp vai. Từ đó cho phép khớp vai hoạt động tốt hơn và có cường độ hoạt động tối ưu. Ngoài ra phần xương này cũng có một số chức năng bảo vệ cấu trúc quan trọng phía dưới như bó mạch, đám rối cánh tay, phổi,…
Phần xương đòn chiếm 2,6% trong tất cả các trường hợp gãy xương hiện nay. Đặc biệt trường hợp này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, người trẻ tuổi và những người có cường độ vận động lớn.
Đối với vấn đề gãy xương đòn không quá nguy hiểm, đặc biệt có khả năng lành nhanh chóng. Tuy nhiên một số trường hợp phức tạp thì các mảnh xương có thể đâm vào các bó thần kinh có thể đe dọa tính mạng.
Có thể phân loại gãy xương đòn theo:
-
Nhóm 1: Gãy thân xương đòn.
-
Nhóm 2: Gãy đầu ngoài xương đòn.
-
Nhóm 3: Gãy đầu trong xương đòn.
2. Các thể lâm sàng
-
Gãy 1/3 trong: trường hợp này ít gặp và ít di lệch, khả năng chữa trị nhanh.
-
Gãy 1/3 ngoài: đối với trường hợp này cũng ít di lệch nếu không đứt dây chằng quạ đòn. Tuy nhiên di lệch nhiều giống như trật khớp cùng đòn nếu đứt dây chằng này.
-
Gãy 1 /3 giữa: Thường gặp nhất, di lệch nhiều, đường gãy có thể có mảnh thứ 3.
3. Triệu chứng của gãy xương đòn
Khi bị tai nạn hay chấn thương mà người bệnh cảm thấy xuất hiện một số triệu chứng sau. Đặc biệt chúng có thể tăng lên sau một thời gian nên lưu ý:
-
Đau khu trú tại vùng vai sau tai nạn, đặc biệt đau nhiều hơn khi vận động tại vị trí vai.
-
Những vị trí vùng vai, hõm xương vai tự nhiên sưng phồng hơn.
-
Xuất hiện bầm tím vùng vai.
-
Cảm giác cứng nhắc, khó khăn để vận động vai.
-
Bạn cảm nhận được có tiếng rắc, cọ xương khi bạn cố vận động vai.
-
Nhìn thấy đầu xương đòn di lệch đẩy lồi ra da.
-
Đối với trẻ không vận vận động cánh tay sau sinh cũng có thể là dấu hiệu gãy xương đòn sơ sinh.
Khi cảm thấy một số triệu chứng trên xuất hiện trong cơ thể mình, đặc biệt vùng vai. Bạn nên đến ngay những cơ sở Y tế để có thể nhận được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Không nên tự chẩn đoán và điều trị, đây là khu vực gần các bó thần kinh vì vậy có thể ảnh hưởng hay để lại di chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn những biến chứng khi gãy xương gây ra không phát hiện sớm có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
>> Bài viết liên quan: chi phí phẫu thuật gãy xương cánh tay
4. Biến chứng của gãy xương đòn
Biến chứng của mỗi loại bệnh đều rất nguy hiểm, xương đòn cũng không ngoại lệ. Thông thường bệnh nhân gãy xương đòn có thể do tác động của vị trí gãy xương. Ngoài ra với các tổ chức của dây thần kinh và phần mềm xung quanh cũng có thể ảnh hưởng lớn tới phương pháp điều trị và phục hồi.
Có thể kể đến một số biến chứng hay gặp ở gãy xương đòn như:
-
Tổn thương bó mạch dưới đòn, đám rối thần kinh cánh tay.
-
Tràn máu, tràn khí màng phổi.
-
Không liền xương: Biến chứng này thường được xác định trên lâm sàng và X-quang sau khoảng 4 – 6 tháng.
-
Can lệch: Đây là tình trạng liền xương, tuy nhiên vị trí liền lại không đúng vị trí không phù hợp về giải phẫu.
-
Đối với những trường hợp gãy đầu trong hoặc đầu ngoài xương đòn có thể dẫn đến viêm thoái hóa khớp cùng vai đòn hoặc khớp ức đòn.
-
Trong các trường hợp nặng có thể sẽ phải phẫu thuật và dẫn đến một số trường hợp như:nhiễm trùng, viêm da kích ứng, gãy dụng cụ kết hợp xương,….
5. Gãy xương đòn có nguy hiểm không?
Cơ thể con người gồm 2 xương đòn (xương quai xanh) đối xứng với nhau qua phần ức và nằm dưới vai. Tại mỗi xương, một đầu xương khớp với ức qua khớp tròn còn khớp với xương bả vai. Chúng giúp kết nối với cánh tay và cơ thể.
Trong thực tế hiện nay, tỷ lệ gãy xương quai xanh trái thường gặp nhiều hơn so với gãy xương quai xanh phải. Do nhiều người Việt Nam đều thuận bên phải nhiều hơn và đối với bên yếu hơn thường dễ bị gãy hơn.
Đặc biệt do Việt Nam tham gia lưu thông xe cộ, đi đường thường chạy bên lề phải vì vậy xu hướng chống xe bằng chân trái. Đối với việc này khi gặp tai nạn sẽ ngã về bên trái nhiều hơn.
Đối với vấn đề gãy xương quai xanh có nguy hiểm không? Thì trường hợp này không quá nguy hiểm. Vì xương quai xanh có màn xương dày và nằm ở vị trí phía trên lồng ngực đây là vị trí cấp máu dồi dào nên rất dễ lành.
Tuy nhiên trong một số trường hợp gãy phức tạp, các mảnh xương có thể đâm đến bó thần kinh hay các mạch máu gần xương đòn gây chảy máu. Điều này gây đến một số vấn đề nghiêm trọng hơn như chảy máu, liệt tay, đầu xương gãy đâm vào phổi gây tràn khí màng phổi,… Có thể nói một số tình trạng phức tạp sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
6. Biến chứng
Như đã chia sẻ ở trên việc gãy xương đòn có thể xảy ra biến chứng cả trước khi điều trị và sau khi điều trị. Với mỗi giai đoạn khác nhau đều xảy ra những biến chứng khác nhau.
Trước khi điều trị có thể gây tràn khí màng phổi, tổn thương bó mạch,…. Thậm chí nghiêm trọng các vết thương bị vỡ có thể đâm vào mạch máu gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy cần điều trị sớm nhất có thể.
Tuy nhiên sau khi điều trị cũng có biến chứng
-
Đối với điều trị bảo tồn: Khi liền sẽ làm mất đi thẩm mỹ, gây cho xương vai không còn ngay ngắn hay tròn trịa như trước.
-
Đối với phẫu thuật: Thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, tuy nhiên có nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng, nếu không giữ gìn và vệ sinh tốt.
7. Các phương pháp điều trị gãy xương đòn
Một số phương pháp điều trị gãy xương đòn có thể kể đến hai phương pháp chính là:
– Điều trị bảo tồn
Hầu hết các phương pháp điều trị gãy xương đòn đều lựa chọn phương pháp này:
-
Đầu tiên bó bột nhằm điều chỉnh vai giúp cố định xương.
-
Sử dụng phương pháp Rieunau, đối với phương pháp này bệnh nhân kê gối dưới vai và nằm ngửa liên tục trong 2 tuần. Nơi gãy sẽ được băng chéo bằng hai đoạn băng dính bản lớn. Sau đó tiếp tục ngồi dậy treo tay và bắt đầu tập khớp vai.
-
Băng số 8: Dùng băng thun bản rộng 10 -12 cm và băng chéo hình số 8 sau lưng bệnh nhân trong 4 – 8 tuần. Đây là phương pháp lựa chọn nhiều nhất bởi mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
Phương pháp này được dùng nhiều với những người cao tuổi. Đặc biệt những người mắc bệnh về tim mạch, đái tháo đường,… hay những người có tình trạng loãng xương, xương bị mỏng, giòn,…
Đối với những bệnh nhân không muốn phẫu thuật cũng lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên khi xương lành theo phương pháp điều trị bảo tồn sẽ không được như tình trạng như lúc đầu và xuất hiện những ca lệch, xù lên, vai ngắn lại,…
– Điều trị bằng phẫu thuật
Một số trường hợp điều trị gãy xương đòn bằng phẫu thuật có thể được kể đến như:
-
Khi gãy xương đòn xảy ra biến chứng xương gãy làm ảnh hưởng đến tổn thương thần kinh, đặc biệt mạch máu và làm thủng màng phổi.
-
Một số trường hợp các vết gãy kín đang trị bảo tồn xảy ra vết gãy khác gây thủng da hay màng phổi sẽ được chỉ định mổ
-
Những trường hợp gãy hở sẽ cần phẫu thuật và cắt để lọc vết thương và kết hợp xương lại.
-
Những bệnh nhân lựa chọn phẫu thuật để có thể lành xương đẹp, không có hiện tượng tạo cục u lồi gây mất thẩm mỹ.
-
Gãy di lệch chồng ngắn trên 2cm, hở xa hai đầu xương gãy
Khác với phương pháp điều trị bảo tồn thì việc phẫu thuật sẽ giúp nắn xương và chỉnh xương tốt hơn, tuy nhiên việc phẫu thuật này sẽ tốn chi phí khá lớn. Đặc biệt sẽ để lại mổ do sẹo ngoài ra cần phải mổ để lấy dụng cụ y tế ra.
8. Cách chăm sóc người bệnh
Đối với bệnh nhân gãy xương đòn cần chú ý một số vấn đề để có thể nhanh lành bệnh và không để lại biến chứng nặng. Cần lưu ý:
Ngay khi bắt đầu điều trị bảo tồn bằng đai, túi treo tay hay ngay sau khi phẫu thuật. Bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân cần vận động khuỷu, cổ và bàn tay, tuy nhiên không vận động quá sức. Lúc này bệnh nhân sẽ cần sự giúp đỡ của người nhà để có thể điều trị tốt.
Các bài tập bắt đầu bằng vận động thụ động. Dần dần chúng tăng lên chủ động và có kháng trở. Bệnh nhân cần thực hiện một số bài tập theo con lắc Codman:
-
Bài tập cần cúi gập người khoảng 90 độ, tay lành tì lên bàn, tay tổn thương để thõng tự do đu đưa như con lắc.
-
Dựa theo những yêu cầu của bác sĩ và các chuyên gia phục hồi chức năng mà có thể lựa chọn những mức độ tập luyện khác nhau. Thông thường bệnh nhân nên được tái khám 1 tuần/1 lần trong 2 tuần đầu và 2 tuần/ 1 lần trong 4 tuần tiếp theo hoặc cho đến khi hết đau, chức năng vai đạt yêu cầu.
-
Việc thăm khám thường xuyên cũng giúp điều chỉnh bài tập và biết được diễn biến tình hình bệnh.
Đối với những người gãy xương cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để có thể nhận được tốc độ hồi phục tốt nhất. Lựa chọn những thực đơn đầy đủ hơn về dưỡng chất và giàu canxi, đặc biệt vitamin D sẽ là lựa chọn phục hồi tốt. Có thể lưu ý một số sản phẩm từ sữa, hải sản, các loại hạt…
9. Gãy xương đòn khi nào phải phẫu thuật?
Gãy xương đòn cần phẫu thuật khi gặp một số trường hợp như:
-
Gãy xương đòn di lệch hoàn toàn: Theo nghiên cứu tổng hợp thì có tới 15% các trường hợp gãy xương đòn bị lệch hoàn toàn do ảnh hưởng điều trị bảo tồn.
-
Gãy xương đòn có đầu gãy di lệch ngay sát dưới da, một số nguy cơ chọc thủng da.
-
Gãy di lệch chồng ngắn hơn 2cm.
-
Gãy phức tạp với mảnh gãy di lệch xoay ngang.
-
Chèn ép bó mạch, đám rối thần kinh .
-
Gãy đầu trong xương đòn với mảnh gãy di lệch chèn ép cấu trúc trung thất.
-
Gãy nhiều xương lựa chọn mổ để phục hồi chức năng sớm.
-
Gãy xương hở.
-
Gãy xương đòn có phần cơ kẹt vào ổ gãy.
-
Phẫu thuật quay lại sinh hoạt nhanh hơn.
-
Không liền xương có triệu chứng sau điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.
10. Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn bao nhiêu tiền?
Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn còn phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể là dựa vào quá trình thăm khám của bác sĩ, vị trí gãy, mức độ chấn thương khác nhau sẽ đưa ra những chi phí khác nhau.
Đặc biệt bác sĩ cũng có thể đưa ra những chỉ định khác nhau để có phương pháp chuẩn đoán đúng nhất hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Trong nhiều trường hợp, chi phí phẫu thuật xương đòn thường dao động từ 12.000.000 – 30.000.000 VNĐ. Giá thành này chưa tính đến dụng cụ nẹp, tấm kim loại, đinh vít,….
Để đảm bảo cuộc phẫu thuật thành công người bệnh sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể, đánh giá mức độ tổn thương. Vì vậy thông thường chi phí phẫu thuật gãy xương đòn sẽ rơi vào khoảng 12.000.000 VNĐ
Ngoài ra, chi phí mổ xương đòn sẽ được Bảo hiểm, Y tế chi trả lên tới 80% cho trường hợp đúng tuyến và 40% cho trái tuyến. Tuy nhiên, lưu ý mức thanh toán này không phải là tổng chi phí mà dựa vào những danh mục có trong chi trả của Bảo hiểm Y tế.
Khi phẫu thuật mổ xương đòn, nếu người bệnh có nhu cầu tháo tấm cố định có thể phẫu thuật thêm. Chi phí khoảng 12.000.000- 30.000.000 VNĐ ( chưa bao gồm chi phí thuốc và chi phí lưu bệnh ).
11. Phòng ngừa
Để phòng ngừa chấn thương gãy xương đòn, trong cuộc sống cần chú ý một số vấn đề như:
-
Khi đi làm lao động nên trang bị bảo hộ đầy đủ, đúng cách hạn chế và phòng tránh tai nạn lao động.
-
Khi tham gia giao thông nên chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
-
Khi chơi thể thao nên khởi động tốt trước khi chơi. Khi chơi tránh những va chạm mạnh và hạn chế những cuộc tranh chấp không đáng có.
-
Tìm hiểu cách sơ cứu tại chỗ cơ bản các trường hợp chấn thương.
Trên đây là những thông tin về gãy xương đòn mà chúng tôi tổng hợp lại. Với những thông tin này, hy vọng bạn có những lựa chọn phù hợp và có những phương pháp điều trị hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Thông tin liên hệ:
Phòng khám Khớp Việt
Địa chỉ: 315H Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0898313122
Đăng ký nhận tư vấn online: Khopviet.com