Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu, vận động đúng cách là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa vô cùng hiệu quả. Đây là một phương pháp được bác sĩ khuyên dùng và được nhiều người áp dụng phổ biến. Nếu bạn đang quan tâm đến các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa tại nhà. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Mục lục
Lợi ích của bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể xây dựng chế độ tập luyện thích hợp hàng ngày. Các bài tập vật lý trị liệu phù hợp sẽ giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả, hỗ trợ phục hồi sức khỏe tích cực hơn. Cụ thể các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa mang đến các lợi ích như sau:
-
Tập thể dục mức độ nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp giảm đau dây thần kinh tọa cấp tính.
-
Tăng cường sự dẻo dai, sức mạnh cho các khối cơ vùng thắng lưng hông, vùng lưng và nhóm cơ đùi sau.
-
Cải thiện tình trạng căng cứng dây thần kinh tọa, giảm sưng hiệu hiệu quả.
-
Cải thiện khả năng vận động của cơ thể.
-
Tăng cường lưu thông máu đi nuôi dưỡng các cơ, dây thần kinh và các mô mềm khác trong cột sống. Từ đó, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô mềm bị tổn thương và giảm tình trạng cứng khớp.
-
Ngăn ngừa và giảm thiểu sự tái phát những cơn đau thần kinh tọa.
Bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa chủ động
Nếu bạn chưa biết các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa nào tại nhà phù hợp có thể tham khảo một số bài tập chủ động hiệu quả dưới đây:
Tư thế chim bồ câu nằm ngửa
-
Cơ thể ở tư thế nằm ngửa, đưa chân phải lên, sao cho đùi và cẳng chân tạo một góc 90 độ, cẳng chân hướng về phía trước. Lấy 2 tay để giữ đùi, các ngón tay đan vào nhau để giữ được chặt nhất.
-
Chân trái gác lên chân phải, sao cho mắt cá chân trái chạm vào đầu gối của chân phải. Dùng tay kéo đùi chân phải càng sát vào bụng mình càng tốt.
-
Giữ tư thế này trong giây lát rồi thả lỏng, tiếp tục lặp lại động tác tương tự với chân còn lại.
Tư thế chim bồ câu ngồi
-
Cơ thể ở tư thế ngồi, duỗi 2 chân thẳng về phía trước.
-
Cong chân phải lên, sau đó đặt chân phải lên chân trái, sao cho mắt cá chân phải chạm vào đầu gối chân trái.
-
Tiến hành gập người về phía trước, phần thân trên ép sát về phía đùi.
-
Giữ tư thế này trong khoảng 15-30 giây.
-
Thư giãn cơ thể trong vài giây và lặp lại với chân còn lại.
Chim bồ câu nằm sấp
-
Cơ thể ở tư thế quỳ xuống sàn trên 2 tay và 2 chân.
-
Kéo chân phải di chuyển về phía trước, phần bàn chân và cẳng chân phải đặt chép về phía bên trái, sao cho căng cơ, mũi chân vượt quá thân mình.
-
Duỗi thẳng chân trái ra phía sau áp sát sàn nhà, mũi chân đặt trên trên mặt đất, lòng bàn chân hướng về phía sau.
-
Chuyển trọng lượng cơ thể dần dần từ cánh tay sang chân. Sau đó cúi người áp sát sàn nhà, khủy tay gập xuống.
-
Hít một hơi thật sâu, thở ra đồng thời nâng cơ thể trên 2 tay, trọng lượng cơ thể dòng về phái cánh tay càng nhiều càng tốt.
-
Lặp lại đối với bên còn lại.
Tư thế chim bồ câu hướng về phía trước
-
Cơ thể ở tư thế quỳ gối với 2 tay, đầu gối, bàn chân đều chạm mặt sàn.
-
Nhấc bàn chân phải lên phía trước, sao cho bàn chân phải nằm ở ngay trước đầu gối chân trái.
-
Duỗi chân trái ra phía sau hết mức có thể.
-
Chuyển trọng lượng cơ thể từ 2 cánh tay sang 2 chân.
-
Hít một hơi thật sâu và khi thở ra đồng thời thực hiện nghiêng phàn than trên về phía trước, dùng cánh tay nâng cơ thể lên càng cao càng tốt.
-
Thực hiện lại các thao tác với bên ngược lại.
Tư thế đưa đầu gối đến vai đối diện
-
Cơ thể ở tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng và mở rộng
-
Hai tay nắm lấy chân phải, sau đó dùng tay kéo đầu gối chân phải về phía vai trái.
-
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây.
-
Đẩy đầu gối về vị trí như ban đầu và lặp lại 3 lần rồi đổi bên.
Xoay đầu gối
-
Nằm thẳng trên sàn, chân duỗi thẳng, bàn chân hướng lên trên.
-
Co chân phải lên, 2 tay ôm chặt đầu gối.
-
Dùng tay giữ chặt cho căng cơ chân, đồng thời vặn người sang trái, giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
-
Thả tay và đưa chân về vị trí cũ.
-
Thực hiện thao tác trên 3 lần rồi đổi bên.
Tư thế ngồi kéo giãn cột sống
-
Cơ thể ở tư thế ngồi, 2 chân duỗi thẳng về phía trước.
-
Bắt chéo chân trái ra phía ngoài chân phải.
-
Bắt chéo tay phải qua đùi chân trái.
-
Tay trái chống xuống sàn để giữ thăng bằng, rồi xoay người nhẹ nhàng về bên trái.
-
Giữ tư thế trong 30 giây, lặp lại 3 lần rồi đổi bên.
Căng chân
-
Đặt chân trái lên tường hoặc bề mặt khác có độ cao thấp hoặc ngang hông. Tiến hành duỗi thẳng chân nhất có thể.
-
Cúi người về phía trước, cúi càng sâu càng tốt, các cơ sẽ được kéo giãn nhưng đừng cố đến mức cảm thấy đau.
-
Giữ tư thế ít nhất 30 giây, sau đó lặp lại với chân còn lại.
Bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa bị động
Ngoài các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa chủ động ở trên, bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu bị động như dưới đây:
Kéo giãn cột sống trên máy DTS
Máy kéo giãn cột sống DTS là một thiết bị y khoa chuyên dụng để hỗ trợ điều trị bệnh lý đau thần kinh tọa và các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Độ giãn sẽ được bác sĩ điều chỉnh phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Điện trị liệu
Điện điều trị là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này sử dụng dòng điện với công suất phù hợp để tác động lên các tế bào, dây thần kinh, cơ, gân hỗ trợ giảm đau và kích thích phụ hồi nhanh các tổn thương. Điện trị liệu là tên gọi chung của các phương pháp như: điện xung, sóng xung kích,…
Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu thường được sử dụng nhằm mục đích giảm đau, chống co cứng cơ, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Trong các phương pháp nhiệt trị liệu thì đèn hồng, chườm nóng, sóng ngắn là những phương pháp đang được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân đau thần kinh tọa cấp tính thì không nên sử dụng phương pháp trị liệu này.
Sử dụng đai cố định cột sống
Sử dụng đai cố định cột sống có tác dụng làm giảm các cơn đau thần kinh tọa. Ngoài ra, đai cố định cột sống còn giúp giảm các áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị.
Những lưu ý khi thực hiện các bài tập cho người đau thần kinh tọa
Để đạt hiệu quả tối ưu nhất nhất khi thực hiện tập luyện các bài tập trị liệu đau thần kinh tọa, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
-
Trước khi thực hiện các bài tập cần khởi động nhẹ nhàng, để làm ấm cơ thể, tăng lưu thông máu đến các cơ, nới lỏng các khớp.
-
Thực hiện các đúng các động tác theo hướng dẫn, kết hợp với nhịp thở đều.
-
Tùy thuộc theo thể trạng mỗi người để tập luyện với cường độ và thời gian phù hợp. Không nên tập quá sức hay quá lâu, quá sức chịu đựng của cơ thể như vậy sẽ gây nên tác dụng ngược.
-
Cơ thể, thể trạng mỗi người khác nhau, do đó khi tập luyện cần chú ý đến cảm giác bài tập có phù hợp không để điều chỉnh.
-
Khi tập luyện nên bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng, không tập quá sức.
-
Lựa chọn trang phục tập luyện có độ co giãn tốt, thoáng khí, thấm hút mồ hôi.
-
Khi tập luyện nếu có cơn đau xuất hiện với mức độ càng nghiêm trọng hãy ngưng tập ngay và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa. Hy vọng những nội dung của bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc và người thân. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách bệnh lý khác hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé.