đau Thần Kinh Tọa

Mách bạn phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là vấn đề sức khỏe mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Bệnh này mang lại những cơn đau rất khó chịu cho người bệnh. Nó sẽ cản trở đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa có thực sự hiệu quả không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn.

Dây thần kinh tọa là gì?

Vị trí của dây thần kinh tọa
Vị trí của dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa được bắt nguồn từ hai bên của phần dưới cột sống, tiếp tục đi qua xương chậu và mông. Vì thế khi gặp phải tình trạng đau dây thần kinh tọa, phần dưới cơ thể của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cơn đau sẽ kéo dài từ lưng qua dưới mông, tiếp tục xuống phía sau đùi và hai bàn chân. 

Cơn đau dây thần kinh tọa sẽ khiến cho dây thần kinh bị ép, thường dẫn đến thoát vị đĩa đệm hoặc gai đốt sống cổ. Các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều ở phần thắt lưng, tiếp tục lan dọc xuống hông, đùi và bắp chân.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Việc biết rõ về nguyên nhân đau sẽ giúp cho bạn tìm kiếm được một phương pháp trị liệu tốt nhất. Dưới đây là nguyên nhân gây nên tình trạng đau thần kinh tọa.

  • Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên là do thoát vị đĩa đệm. Khối nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Tiếp tục gây chèn ép các rễ thần kinh và dây thần kinh tọa;

  • Thoái hóa đốt sống thắt lưng: Tình trạng này gây nên tổn thương cho các vùng thần kinh tọa. Các cơn đau sẽ kéo dài từ vùng thắt lưng, qua vùng hông tới cẳng chân và ảnh hưởng đến khả năng vận động;

  • Do hẹp ống sống: Cơ thể sẽ bị tổn thương ở vùng cột sống, làm hẹp lòng ống sống và chèn ép các dây thần kinh;

  • Trượt đốt sống: Đây là tình trạng đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Cơn đau thường xảy ra âm ỉ hoặc đau dữ dội;

  • Do tuổi tác: Người tuổi càng cao sẽ càng dễ mắc bệnh này. Tình trạng thoái hóa diễn ra mạnh và hình thành nên gai cột sống hoặc gai xương chèn ép;

  • Tính chất công việc: Nếu phải làm việc thường xuyên hoặc đứng lên ngồi xuống nhiều sẽ thường dễ gây nên đau dây thần kinh tọa;

  • Béo phì: Cân nặng quá mức sẽ tạo nên áp lực cho bộ phận này;

  • Di truyền: Người trong gia đình đã có tiền sử mắc bệnh đau thần kinh tọa sẽ rất dễ truyền lại cho người sau.

Những nguy cơ dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây nên đau thần kinh tọa
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây nên đau thần kinh tọa

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn có một số nguy cơ dẫn đến tình trạng bị đau thần kinh tọa như sau:

  • Do tuổi tác: Nhiều người từ 30 đến 50 tuổi thường rất dễ mắc phải bệnh này, nếu không chú ý đến sức khỏe;

  • Do trọng lượng cơ thể: Nếu cơ thể của bạn tăng cân không kiểm soát sẽ rất dễ gây nên áp lực cho cột sống. Dây thần kinh tọa sẽ dễ chèn ép vào cột sống khiến bạn bị béo phì;

  • Do bệnh tiểu đường: Người bị mắc bệnh này sẽ dễ bị ảnh hưởng đến thần kinh, gây nên thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? Chắc chắn đây là thắc mắc cần được giải đáp của rất nhiều bệnh nhân. Theo các y bác sĩ chuyên ngành, bệnh này sẽ không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu người bệnh không chữa trị kịp thời sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Việc trì hoãn điều trị sẽ khiến cho cơn đau bị dữ dội và khó chữa hơn. 

Trong thực tế, nhiều người bệnh đã được chữa trị dứt điểm nhờ phát hiện và chữa trị sớm. Về biến chứng của bệnh này sẽ gây nên các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Chẳng hạn như yếu chân hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa. Đặc biệt nếu đau thần kinh tọa mà không được chữa trị ngay sẽ xuất hiện khối u ở cột sống hoặc gây nên nhiễm trùng.

Nói tóm lại, cần kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm bệnh. Nếu để lâu, việc đau dây thần kinh tọa sẽ gây nên tổn thương vĩnh viễn cho dây thần kinh. Đặc biệt nhiều người còn bị mất hoàn toàn cảm giác ở chân khi cử động.

Dấu hiệu bệnh

Thông thường ở thời gian đầu đau thần kinh tọa không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Tuy nhiên sau một giai đoạn, người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận được với biểu hiện như:

  • Đau dây thần kinh tọa: Cơn đau sẽ kéo dài ở vùng thắt lưng, tiếp tục lan xuống các bộ phận khác. Vị trí đau thay đổi và tập trung ở vùng đùi trở xuống. Tùy vào từng vị trí mức độ đau sẽ khác nhau;

  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ âm ỉ tới dữ dội hoặc như bị chích đột ngột, giật điện. Đặc biệt là các cơn đau sẽ có xu hướng tăng mạnh khi ho, hắt hơi hoặc ngồi quá lâu;

  • Một số bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng tê bì, ngứa ran hoặc yếu cơ;

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Đau thần kinh tọa sẽ khiến cho bạn khó thực hiện được các hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa bạn có thể áp dụng để trị liệu, giúp mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Đặc biệt là có thể hoàn toàn kiểm soát được cơn đau thần kinh tọa.

Một số phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu
Một số phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu

Điều trị giảm đau, mềm cơ

  • Tư thế bồ câu nằm ngửa: Cần nằm ngửa trên sàn và đưa chân lên vuông góc. Đưa hai bàn tay xuống dưới và đan các ngón tay lại với nhau, sau đó giữ chặt. Đặt chân trái lên chân phải sao cho mắt cá chạm đầu gối chân phải. Dùng tay kéo chân phải lên sát bụng càng tốt. Để nguyên tư thế này trong giây lát và kéo căng hình chữ lê. Tiếp tục lặp lại tư thế với chân kia;

  • Tư thế bồ câu ngồi: Tiến hành ngồi trên sàn nhà và duỗi thẳng hai chân trước mặt. Cong chân phải lên rồi đặt mắt cá chân phải lên đầu gối chân trái. Tiếp tục gập người về phía trước cho phần thân trên áp sát phía đùi. Cần giữ nguyên tư thế kia trong vòng 15 đến 30 giây để giúp cơ mông và vùng lưng dưới thư giãn. Cần tiếp tục lặp lại với chân bên kia tương tự như thế.

Điều trị nguyên nhân:

Để phòng tránh việc mắc phải chứng đau thần kinh tọa, bạn có thể thực hiện một số phương pháp trị liệu như:

  • Giãn cột sống khi ngồi;

  • Đứng duỗi cơ gân khoeo;

  • Đưa đầu gối đến vai đối diện;

  • Tư thế bồ câu hướng về phía trước.

Phòng nguy cơ mắc bệnh và phòng đau thần kinh tọa tái phát

Ngoài việc chữa trị khi phát hiện bệnh thì cần chú ý đến phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Có thể việc thực hiện các biện pháp bên dưới không làm phòng tránh bệnh nhưng sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, cần áp dụng các giải pháp như sau:

  • Cần tập thể dục và thể thao đều đặn mỗi ngày;

  • Cần tự điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp như việc lựa chọn ghế có tựa lưng; tay vịn hoặc chân đế chắc chắn;

  • Hạn chế mang vác các vật nặng quá sức, giữ thẳng lưng thường xuyên; tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nên ăn gì?

Ngoài việc tập luyện thường xuyên, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày. Bạn có thể tham khảo gợi ý bên dưới:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6 như: cà chua, bơ đậu phộng, rau chân vịt, đậu nành, cà chua, hạt óc chó, lúa mì nguyên cám và thịt gia cầm 

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6:  bơ đậu phộng, rau chân vịt, đậu nành, cà chua

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B9: đậu Hà Lan, đậu trắng, các loại ngũ cốc nguyên hạt

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12: cá ngừ, cá hồi, tôm, thịt cừu, trứng 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về chứng đau thần kinh tọa. Hy vọng bài viết như một cuốn cẩm nang giúp bạn nhanh chóng chữa trị và hồi phục bệnh. Tiếp tục đón xem nhiều bài viết mới tại web nhé.

5/5 - (4 bình chọn)