Thoai Hoa Dot Song La G

Thoái hóa cột sống cổ: Định nghĩa, nguyên nhân, cách điều trị.

Thoái hóa cột sống cổ: Định nghĩa, nguyên nhân, cách điều trị.

Thoái hóa cột sống cổ hay thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến, với khoảng ⅔ dân số bị đau cổ ít nhất một lần trong đời.

Hiện nay, những người trẻ từ 25 – 30 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao do tính chất công việc và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, hãy cùng Khớp Việt tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.

Định nghĩa thoái hóa cột sống cổ 

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý về xương khớp, mô tả tình trạng cột sống tại vùng cổ bị suy yếu. Bệnh được bắt đầu bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong.

Hiện nay, tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang bằng nhau. Thoái hoá cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm,liên quan đến tư thế vận động.

Tổn thương cơ bản của bệnh là tình bạng thoái hoá sụn khớp và dĩa đệm ỏ cột sống cổ. Có thể gặp thoái hoá ở 7 đốt sống  cổ nhưng đoạn C5 – C6 – C7 là thường gặp nhất.

Định nghĩa thoái hóa cột sống cổ
Định nghĩa thoái hóa cột sống cổ

Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ

Sai tư thế: Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động ,những công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống. 

Tuổi tác: Quá trính lão hóa diễn ra nhanh khi ngoài 30 tuổi đã ảnh hưởng đến cột sống cổ gây thoái hóa cột sống cổ

Nhân viên văn phòng: Dành thời gian dài sử dụng máy tính, ít hoặc gần như không vận động đặt biệt là thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự thay đổi trong cột sống làm xương và sụn tạo nên cột sống cổ dần dần thoái hóa. Những thay đổi này có thể bao gồm:

Thoát vị đĩa đệm cổ: Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị). 

=> Theo dõi thêm bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Xương: những gai xương đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.

Quá trình lão hoá của tổ chức sụn, tế bào và tổ chúc khớp và quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thẩn kinh…). 

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ 

Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh lý thoái hoá cột sống’cổ. Chẩn đoán cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. 

Lâm sàng 

Hội chứng đau cột sống  cổ: Đau và co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp  hoặc mạn tính, triệu chứng đau tăng lên tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh, có điểm đau tại cột sống cổ, hạn chế vận động cột  sống cổ. 

Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu vùng  chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt thường vào buổi sáng, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ  mắt, nuốt vướng, đau tai, lan ra sau tai, đau ở một tư  thế nhất định của đầu. 

Chỉ định các xét nghiệm

X-quang cột sống cổ: phát hiện các dấu hiệu bất thường:gai xương thản đốt sống, đĩa đệm, …

Chụp cắt lớp vi tính: Giúp đánh giá tốt các tổn thương xương

Chụp cộng hưởng từ: Giảm chiều cao đĩa đệm. chất lượng của đĩa đệm, vị trí điã đệm. thay đổi xương dưới sụn… 

Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ
Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

Việc xây dựng phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ được dưa trên cơ sở các giai đoạn và ảnh hưởng của bệnh lý, hướng đến mục tiêu phục hồi tổn thương và bảo tồn, tái tạo xương khớp tốt nhất có thể.

Điều trị bằng thuốc

Ở giai đoạn đầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc tại nhà đồng thời tập luyện các động tác nhẹ nhành nhằm cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ.

  • Acetaminophen (paracetamol): Có thể đơn chất hoặc phối hợp với các chất  giảm đau trung ương nhưcocain, dextropropoxiphene… 

  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid  liều thấp,tuy nhiên cần thận  trọng ở bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý ống tiêu hoá, tim mạch hoặc thận mạn tính.

  • Glucosamine sulfate: dùng đơn  độc hoặc phối hợp với chondroitin sulfate. 

  • Tiêm glucocorticoid cạnh cột sống vào khớp liên  mấu, có hiệu quả từ vài ngày đến vài tháng. Không nên tiêm quá 3 iần trên cùng 1 khớp trong 1 năm.  Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Điều trị bằng phẫu thuật

Tình trạng nặng mà điều trị bảo tồn không còn khả năng đáp ứng sự chuyển biến vận động của cơ thể. Cách làm này giúp loại bỏ các gai xương, đĩa đệm thoát vị để giải phóng áp lực cho tủy sống và các dây thần kinh.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ
Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Phương pháp này ngày càng chứng minh được vai trò hỗ trợ cho người có vấn đề về cơ, xương, khớp, dây chằng… trong việc giảm đau mà không cần dùng thuốc, cải thiện khả năng vận động hiệu quả, 

Luyện tập các bài tập có liên quan theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để có được liệu trình phù hợp nhằm giảm thiểu và cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ rõ rệt.

Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ và nguy cơ tái phát bệnh, mỗi người đều nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau

  • Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để giảm căng thẳng cho vùng cột sống cổ. Đặt biệt là những người thường xuyên làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính nên đứng lên đi lại, vươn vai sau 1-2 giờ làm việc để thư giãn gân cốt.

  • Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp bằng các bài tập yoga điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

  • Khẩu phần ăn hàng ngày hợp lý, chú ý bổ sung các loại vitamin phù hợp chống quá trình lão hóa cơ xương khớp 

Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ
Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ

Trên đây là các dấu hiệu nhân biết cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ, hi vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức bổ ích trong quá trình tìm hiểu và điều trị của bệnh nhân.

5/5 - (12 bình chọn)