Hội Chứng Cổ Vai Cánh Tay

Hội chứng cổ vai cánh tay là gì, nguyên nhân, điều trị như thế nào?

Hội chứng cổ vai cánh tay là gì, nguyên nhân, điều trị như thế nào?

Hội chứng cổ vai cánh tay là bệnh lý liên quan đến tổn thương thần kinh.Biểu hiện là tình trạng cơ bắp vùng cổ vai trở nên cứng đờ, cơn đau âm ỉ bắt đầu từ cổ lan xuống vai, cánh tay hay bàn tay. Tùy theo vị trí dây thần kinh bị tổn thương, triệu chứng và biến chứng người bệnh gặp phải có thể khác nhau. Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần phát hiện và điều trị sớm.

Hội chứng cổ, vai, cánh tay là gì? 

Hội chứng cổ vai cánh tay, còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tuỷ cổ, là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ mà thông thường có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tuỷ cố.

Hội chứng cổ, vai, cánh tay là gì?
Hội chứng cổ, vai, cánh tay là gì?

Biểu hiện của hội chứng cổ, vai, cánh tay

  • Bệnh thường gây ra cảm giác đau nhiều ở cổ, cơn đau lan rộng qua vai và di chuyển xuống một bên cánh tay. 

  • Rối loạn cảm giác và rối loạn vận động có thể xuất hiện ở vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ. 

  • Khả năng vận động của cổ bị hạn chế. Gây khó khăn trong các hoạt động.

Nguyên nhân của hội chứng cổ, vai, cánh tay 

  • Do thoái hoá cột sống cổ, thoái hoá các khớp liên  đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp chiếm hơn 80% tỷ lệ bệnh nhân,, hậu quả là  gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chiếm khoảng 20% tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh. 

  • Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương,  khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột  sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống. 

  • Từ công việc: những người làm những công việc gây ảnh hưởng đến cột sống cổ trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, lái xe….

Nguyên nhân của hội chứng cổ, vai, cánh tay
Nguyên nhân của hội chứng cổ, vai, cánh tay

Mức độ nguy hiểm của hội chứng cổ – vai – cánh tay

Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị hoàn toàn, hội chứng cổ, vai, cánh tay sẽ mang lại những phiền toái cho bệnh nhân. Cụ thể:

  • Khả năng vận động cột sống cổ không được phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân có thể bị co cứng khớp hoặc khó khăn trong việc vận động hoặc khó khăn trong sinh hoạt.

  • Dị tật hoặc độ ưỡn tự nhiên của cột sống cổ bị mất đi.

  • Rối loạn cảm giác và rối loạn vận động nặng. 

Chuẩn đoán người có nguy cơ mắc hội chứng cổ, vai, cánh tay.

Lâm sàng 

Tuỳ thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có ít hoặc nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây: 

Hội chứng cột sống cổ 

  • Khởi phát cáp tính sau chấn thương, sau động tác vận động cổ quá mức,… gây đau vùng cổ gáy.

  • Khó khăn trong vận động cột sống cổ, vẹo cổ. 

  • Cảm giác đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng với các rễ thần kinh. 

Hội chứng rễ thẩn kinh 

  • Đau vùng gáy lan lẽn vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, cảm giác đau tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau. 

  • Hạn chế khả năng vận động,yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng  vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay. 

Hội chứng tuỷ cổ 

  • Dấu hiệu tê bì và mất kiểm soát hai bàn tay, teo cơ hai tay, đi lại khó khăn. 

  • Tuỳ vị trí tổn thương có thể thấy liệt trung ương tứ chi, liệt ngoại vi hai tay và liệt trung  ương hai chân, rối loạn phản xạ đại tiểu tiện. 

  • Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ cổ,  tiến triển trong một thời gian dài. 

Hội chúng động mạch sống nền 

-Đau đẩu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, mất cân bằng

Cận lâm sàng

  • Chụp X-quang :nhằm phát hiện những tổn thương cột sống cổ do chấn thương, thoái hoá, hẹp lỗ tiếp hợp, xẹp đốt sống do loãng xương, huỷ xương do bệnh lý ác tính, v.v… 

  • Chụp cộng huởng từ (MRI): thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có đau kéo dài (trên 4 – 6  tuần), đau ngày càng tăng, có tổn thương thẩn kinh tiến triển, có biểu hiện bệnh lý tuỷ cổ. 

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT.Scan): tạo ra hình ảnh chi tiết về cột sống cổ và những vị trí bị tổn thương. 

  • Xạ hình xương: Khi nghi ngờ ung thư di căn  hoặc viêm đĩa đệm đốt sống, cốt tuỷ viêm. 

  • Điện cơ: Có thể giúp phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh và phân biệt bệnh lý tuỷ cổ với bệnh lý  rễ và dây thần kinh ngoại biên. 

Điều trị hội chứng cổ, vai, cánh tay 

Bác sĩ sẽ tùy theo mức độ của bệnh để tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp nhằm giảm ảnh hưởng của các cơn đau lên vùng cổ, vai, cánh tay. Giúp bệnh nhân có thể quay lại sinh hoạt như bình thường

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc 

  • Thay đổi thoái quen sinh hoạt ( không dùng rượu, bia, thuốc lá… và các chất kích thích có hại cho sức khỏe) đồng thời điều chỉnh tư thế làm việc tránh ảnh hưởng lên cổ, vai, cánh tay.

  •  Có thể bất động cột sống cổ bằng đai cổ mềm trong  giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương. 

  • Vận động thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện sự linh hoạt của cổ, vai, cánh tay.. 

  • V ậ t lý tri liệu: tại các phòng khám dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để có cái bài vật lý trị liệu phù hợp

Điều trị hội chứng cổ, vai, cánh tay
Điều trị hội chứng cổ, vai, cánh tay

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

Thuốc giảm đau :Tuỳ mức độ, có thể dùng đơn thuần hoặc phổi hợp các thuốc sau: 

  • Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol; 

  • Paracetam ol kết hợp với codein hoặc tramadol 

  • Thuốc kháng viêm không steroid: Có thể dùng phối hợp với nhóm ức  chế bơm proton để hạn chế tác dụng phụ đến đường tiêu hoá ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. 

Thuốc dãn : Thường dùng trong các cơn đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ. 

  • Các thuốc thường dùng: Epirisone, tolperisone,  mephenesine. . 

Vitamin: Bệnh nhân nên bổ sung các loại vitamin để hỗ trợ cải thiện đau cơ , khớp cổ vai và cánh tay, Các loại vitamin được đề xuất là vitamin nhóm B (B,, B6, B12). 

Điều trị ngoại khoa

Đối với hội chứng cổ vai cánh tay, điều trị ngoại khoa ít khi được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên bệnh nhân buộc

phải phẫu thuật khi có những vấn đề sau:

  • Điều trị nội khoa không đạt hiệu quả và tiến trình bệnh ngàng càng trầm trọng

  • Chèn ép tủy cổ nặng

  • Có tổn thương thần kinh nặng và đang trong giai đoạn tiến triển.

Những phương pháp phẫu thuật điều trị gồm:

  • Phẫu thuật giải quyết dính cột sống.

  • Phẫu thuật chỉnh sửa cột sống giải phóng rễ dây thần kinh đang bị chèn ép do hẹp lỗ tiếp hợp

  • Phẫu thuật lấy nhân nhầy thoát vị

Phương pháp phòng ngừa hội chứng cổ, vai, cánh tay

 Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là những phương pháp giúp bạn có thể phòng hội chứng cổ, vai, cánh tay, đặt biệt là những nhân viên văn phòng đang có nguy cơ cao bị bệnh trong tương lai.

  • Tránh dùng đầu – cổ quá mức, hạn chế ưỡn cổ hoặc cúi đầu lâu, tránh đặt vật nặng lên vùng cổ -vai.

  • Tư thế ngồi phù hợp, luôn giữ cổ, vai thẳng hàng. Trong sinh hoạt hàng ngày tránh các hoạt động làm tổn thương đến cổ.

  • Tránh đột ngột xoay cổ hoặc xoay cổ quá mức.

  • Đối với nhân viên văn phòng, thường xuyên massage vùng cổ, vai và cánh tay để thư giãn xương khớp, kích thích quá trình lưu thông máu, hạn chế phát sinh cơn đau và tình trạng căng cứng cơ.

  • Các vận động phù hợp, các bài tập đơn giản đến nâng cao và thực hiện đều đặn hằng ngày.

  • Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho cơ thể , tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ….

Phương pháp phòng ngừa hội chứng cổ, vai, cánh tay
Phương pháp phòng ngừa hội chứng cổ, vai, cánh tay

Hội chứng cổ, vai, cánh tay xảy ra do các bệnh lý ở vùng cột sống cổ kèm theo nhiều rối loạn khác. Diễn biến của bệnh chậm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của bệnh nhân.Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể gây di chứng nghiêm trọng, nhất là khi chậm trễ trong quá trình điều trị. Vì thế tốt nhất bệnh nhân cần sớm thăm khám và chữa trị khi có dấu hiệu đau ở vùng cổ, vai và lan xuống cánh tay.

5/5 - (9 bình chọn)