Khớp Háng Nhân Tạo

Những thông tin cần biết về khớp háng nhân tạo

Khớp háng nhân tạo được đánh giá là bước chuyển mình quan trọng của ngành y học. Sản phẩm này có lợi ích về thẩm mỹ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, khớp háng nhân tạo hiện nay trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến. Hãy cùng tham khảo các thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

1. Tổng quan về khớp háng

Khớp háng là một trong những khớp xương quan trọng trong cơ thể con người. Bộ phận này là khớp hoạt dịch, có vị trí nằm ở chỏm cầu xương chậu và xương đùi. Đây là bộ phận cùng hệ thống với các dây chằng. 

Tổng quan về khớp háng

Xương khớp háng  được đánh giá là loại xương sâu và duy nhất trong cơ thể hỗ trợ sự cử động vững chắc. Vì thế, nếu bộ phận này bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình vận động, di chuyển của cơ thể. 

2. Cấu tạo khớp háng nhân tạo

Khớp háng là bộ phận quan trọng của cơ thể con người, có cấu tạo lồi giúp chuyển động linh hoạt hơn. Vì thế, để đảm bảo hoạt động bình thường, cấu tạo của khớp háng nhân tạo gồm 3 phần như sau:

  • Phần chuôi (stem): đây là phần gắn từ ống tủy xương đùi, hỗ trợ xương háng về trọng lực. 

  • Phần chỏm (Head): đây là phần thay thế các xương đùi bị thoái hóa hoặc bị tổn thương một phần/toàn phần mà không thể phục hồi được. 

  • Phần cup: bộ phận thay thế ổ cối của xương chậu. 

Tùy vào cơ thể của mỗi người, các bộ phận sẽ có cấu tạo khác nhau để phù hợp với từng tỷ lệ khớp háng nhân tạo. Hiện nay, có nhiều phương pháp gắn liền phần chỏm và phần chuôi với nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hai phần này cần được thiết kế riêng biệt để phù hợp với từng bệnh nhân. 

3. Thiết kế của khớp

Hiện nay, hầu hết khớp háng nhân tạo được thiết kế gồm 3 phần: phần chuôi, phần chỏm và phần cup. Vì thế, thiết kế chính bao gồm 3 phần trên và tùy thuộc vào từng ca bệnh sẽ có những thay đổi phù hợp. 

Thiết kế của khớp háng nhân tạo 

Thiết kế của khớp háng nhân tạo phụ thuộc phần lớn vào từng ca bệnh. Vì thế, để cho ra một bản thiết kế hoàn hảo, các bác sĩ cần thăm khám bệnh nhân cụ thể, kỹ lưỡng và làm những bản vẽ phác thảo. Từ đó, vận dụng kiến thức và yêu cầu cụ thể để tạo ra một thiết kế khớp háng nhân tạo phù hợp. 

Lưu ý rằng, mỗi cơ thể có đặc điểm khác nhau, vì thế, mỗi khớp háng đều có những đặc điểm riêng. Bạn không nên áp dụng thiết kế của người khác vào bản thân mình và ngược lại. 

4. Chất liệu của khớp háng nhân tạo là gì?

Thực hiện khớp háng nhân tạo  đòi hỏi trình độ cao và chất liệu khớp tốt. Bởi chất liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của khớp và ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Nếu lựa chọn chất liệu kém chất lượng có thể gây ra một số vấn đề như nhiễm trùng, viêm nhiễm và có thể dẫn đến hủy hoại xương khớp háng. 

Chính vì thế, chất liệu khớp háng hiện nay đều được sử dụng chất liệu tốt, có chứng nhận an toàn và được cấp phép sử dụng. Trong phẫu thuật, ngoài chất liệu của 3 bộ phận trong cấu tạo khớp háng nhân tạo thì xi măng là chất liệu cố định. 

Tùy thuộc vào từng ca bệnh và chỉ định của bác sĩ, có trường hợp cần sử dụng xi măng hoặc không. Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh đều sử dụng polymer acrylic còn được gọi là polymethylmethacrylate (PMMA). Sự gắn kết giữa chất liệu này với khớp xương dựa trên sự ổn định trên bề mặt kim loại với xi măng, xi măng và xương.

5. Một số khớp háng nhân tạo hiện nay

Phẫu thuật chỉnh sửa khớp háng nhân tạo hiện nay được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Một trong số đó là:

Một số loại khớp háng phổ biến hiện nay

  • Khớp háng nhân tạo có xi măng.

  • Khớp háng nhân tạo không xi măng. 

  • Khớp háng nhân tạo toàn phần. 

  • Khớp háng nhân tạo bán phần. 

  • Khớp háng nhân tạo bán phần lưỡng cực. 

Mỗi ca bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định một loại riêng để phù hợp với bệnh lý và chi phí của người bệnh. Trước khi thực hiện cuộc phẫu thuật lắp ghép, bác sĩ sẽ thăm khám và cung cấp thông tin về loại khớp háng nhân tạo phù hợp với 

6. Thay khớp háng được bao lâu?

Theo các nghiên cứu chỉ ra, tuổi thọ của khớp háng nhân tạo khá lớn. Thông thường sẽ có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm, một số trường hợp có thể lên tới 20 năm. 

Song, tuổi thọ của mỗi sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: chế độ sinh dưỡng, chế độ luyện tập, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân hay phụ thuộc vào loại khớp háng mà bệnh nhân sử dụng,…

Bệnh nhân nên tập luyện phục hồi chức năng sau khi thay khớp háng để cơ thể kịp thích nghi với sự thay đổi đó. Nếu biết cách chăm sóc và tập luyện khoa học, thời gian sử dụng khớp háng nhân tạo có thể được kéo dài lâu hơn nữa.

Trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tham khảo các thông tin về khớp háng nhân tạo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn “bỏ túi” được các thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn có sức khỏe dồi dào và hạnh phúc. 

5/5 - (2 bình chọn)