Mục lục
Bệnh viêm bao gân là gì, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị như thế nào?
Các vấn đề về gân và xương khớp luôn khiến bệnh nhân đau âm ỉ và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Một trong số đó là bệnh viêm bao gân. Đây là một bệnh lý tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây ra nhiều hệ lụy. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý này.
Bệnh viêm bao gân là gì?
Viêm bao gân xảy ra khi hệ thống gân trên cơ thể bị xâm nhập bởi các vi khuẩn có hại. Khi vào cơ thể, chúng gây ra viêm tại các nhóm gân, không phân bổ đồng đều gây ra bệnh viêm bao gân. Hiện nay, viêm bao gân là bệnh lý khá phổ biến và thường xuyên gặp ở một số bộ phận như cổ tay, ngón tay, ngón chân, vai hay khủy tay.
Tuy bệnh lý không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra các triệu chứng đau buốt, ê ẩm và tê bì. Về lâu về dài sẽ làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu, giảm hiệu suất hoạt động và khó khăn trong sinh hoạt.
Nguyên nhân bệnh viêm bao gân?
Gân là bộ phận trên cơ thể người nối 2 đầu xương hoặc có nhiệm vụ nối các cơ xương với nhau. Vì thế, trên cơ thể có nhiều loại gân khác nhau như: gân khớp bàn tay, gân khớp bàn chân, gân khớp đùi hay gân khớp khuỷu tay,…
Hầu hết, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm bao gân chính là do cơ thể thay đổi hormone. Điều này thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền về xương khớp: thoái hóa các khớp, viêm xương khớp cột sống hay viêm khớp dạng thấp,…
Bên cạnh đó, người thường xuyên vận động mạnh, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, các vũ công,… cũng là những đối tượng dễ mắc viêm bao gân.
Vị trí thường gặp
Thông thường, viêm bao gân không loại trừ bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đâu cũng là vị trí có khả năng bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, bệnh lý không chỉ xảy ra ở một gân mà còn có thể xuất hiện ở nhiều nhóm gân bao quanh các khớp khác nhau. Một số vị trí thường bị nhiễm bệnh: vị trí xương bánh chè, viêm gân bao tay, viêm gân cơ tứ đầu,…
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng cơ bản nhất để phát hiện bệnh viêm bao gân chính là cảm thấy đau. Các cơn đau thường xuất hiện ở vị trí trước gối nơi có các nhóm gân hoạt động.
Dấu hiệu cụ thể bao gồm:
-
Người bệnh bị đau, cơn đau tăng dần, âm ỉ và đau theo cơn.
-
Cảm nhận cơn đau ở từng vùng nhất định, tập trung ở một vị trí.
-
Người bệnh không bị đau liên tục mà đau theo chu kỳ, liên tục, tăng dần từ đau nhẹ đến đau rất nặng.
-
Bên cạnh đó, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau kéo dài nhiều tháng liền.
Số ít, bệnh viêm bao gân có thể tiến triển tốt lên theo thời gian và có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh đều trở thành mãn tính, nhiều trường hợp bị đứt gân. Về lâu dài, viêm bao gân có thể khiến người bệnh bị mất hoàn toàn khả năng vận động.
Chẩn đoán bệnh viêm bao gân
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để phát hiện kịp thời bệnh viêm bao gân. Một trong số đó chính là chẩn đoán lâm sàng. Khi người bệnh có những triệu chứng và dấu hiệu như trên, bác sĩ sẽ tiến hành khám bệnh.
Có hai phương pháp chẩn đoán tốt nhất hiện nay là chụp X-quang hoặc có thể kiểm tra hình ảnh ở các vùng khác. Việc này giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân gây đau khác mà có dấu hiệu và triệu chứng tương tự như viêm bao gân.
Phương pháp điều trị
Bệnh nhân có thể được điều trị viêm bao gân ngón tay theo các phương pháp như sau:
-
Trị liệu: Là phương pháp được áp dụng cho các ca bệnh phát hiện từ những giai đoạn đầu. Các bài tập thể dục phù hợp sẽ tăng cường cho các nhóm cơ gân bị ảnh hưởng. Từ đó, các nhóm gân được phục hồi theo thời gian.
-
Phẫu thuật viêm bao gân: Tùy thuộc vào từng ca bệnh khác nhau, phẫu thuật có thể thực hiện trong ca bệnh gân bị đứt khỏi xương. Hiện nay có phương pháp mô sẹo – phương pháp điều trị xâm lấn bằng sóng siêu âm. Phẫu thuật sử dụng các dụng cụ rất nhỏ để xâm lấn tới các mô sẹo xung quanh. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ và có thể hoạt động bình thường sau một vài tháng.
=> Bạn có thể tham khảo thêm chi phí mổ viêm bao gân
Cách phòng bệnh tại nhà
Một trong những cách giúp bạn có thể phòng bệnh viêm bao gân được các bác sĩ khuyên:
-
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp.
-
Cần khởi động trước khi vào tập luyện để các nhóm cơ thích ứng.
-
Không nên tập những bài tập vận động quá mạnh, không phù hợp với cơ thể.
-
Không nên đi giày cao gót quá lâu (đối với phụ nữ) và tránh làm việc quá nặng nhọc.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và có chế độ ăn uống khoa học.
Trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tham khảo các thông tin cần thiết về bệnh viêm bao gân. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn “bỏ túi” được các kinh nghiệm bổ ích.