Theo thống kê, có tới hơn 30% dân số Việt Nam gặp tình trạng đau nhức lưng do tổn thương đĩa đệm. Đáng lưu ý hơn là căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa gia tăng ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Vậy dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì? Có nguy hiểm hay không? Lời khuyên nào dành cho những bệnh nhân đang loay hoay tìm cách khắc phục chứng bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm là gì
Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh phổ biến. Theo đó, một hoặc nhiều đĩa đệm đang được bố trí nằm giữa đốt sống lưng và cổ sẽ trượt khỏi vị trí cố định ban đầu gây chèn ép vào tủy sống cũng như hệ thống dây thần kinh. Người bệnh sẽ liên tục cảm thấy cơn đau nhức kéo dài, cảm giác rối loạn tại chỗ.
Tham khảo thêm:
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Theo các bác sĩ, đĩa đệm là bộ phận có cấu trúc sụn, một khoang được cấu tạo nằm giữa đốt sống. Đĩa đệm gồm 2 phần là bao sơ bên ngoài và nhân nhầy ở bên trong. Nếu ở trạng thái bình thường, đĩa khá chắc, làm nhiệm vụ gối đỡ để cột sống dẻo dai hơn. Khi đĩa đệm này bị tổn thương, hư hại, lệch hoặc trượt, vòng xơ mòn rách, khiến nhân nhầy bị thoát ra.
Dựa vào sự chèn ép của thần kinh tủy sống, hiện tượng thoát vị đĩa đệm cột sống được chia thành:
-
Thoát vị thể trung tâm, trong đó nhân nhầy thoát ra, chèn ép trực tiếp vào tủy sống.
-
Thoát vị cạnh trung tâm: nhân nhầy đã chèn ép cả tủy sống và các rễ thần kinh.
-
Thoát vị chèn ép vào dây thần kinh bên trái hoặc bên phải.
Ngược lại, dựa vào vị trí và tình trạng đĩa đệm thoát vị, ta có thể chia bệnh thành:
-
Thoát vị ra sau với biểu hiện đau lan và tê bì.
-
Thoát vị ra phía trước.
-
Thoát vị vào phần thân đốt sống, còn có tên gọi khác là nội xốp.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng
Thoát vị đĩa đệm lưng là căn bệnh dễ dàng gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Việc phát hiện sớm thoát vị đĩa đệm lưng là cần thiết để đưa ra phương án trị liệu tối ưu, mang tới kết quả khả quan hơn. Vậy làm sao để bắt kịp những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng?
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Đau nhức vùng thắt lưng
Bệnh nhân sẽ có những cơn đau tức đột ngột ở vùng thắt lưng hoặc xung quanh. Cơn đau có thể sẽ âm ỉ trong một vài ngày, vài tuần đến một vài tháng và có thể đau dữ dội với cường độ cao hơn. Đau tức khi bệnh nhân vận động hoặc đi lại, chỉ có thể giảm đi nếu nghỉ ngơi một chỗ.
Tê bì vùng thắt lưng
Triệu chứng tê bì vùng thắt lưng rất phổ biến, bởi nhân nhầy đĩa đệm đã thoát ra ngoài, gây chèn ép lên rễ thần kinh và gây đau nhức. Người bệnh trong giai đoạn này thường bị rối loạn cảm giác và thấy như bị kiến bò khắp người.
Yếu cơ và bại liệt
Thường xuất hiện khi hiện tượng thoát vị đĩa đệm cột sống đã trở nặng. Tuy nhiên phải sau một thời gian dài, yếu cơ và bại liệt mới có thể xảy ra, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đi lại. Nhiều trường hợp thậm chí đã phải chọn phương án ngồi xe lăn do liệt tứ chi.
Cũng có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân mắc thoát vị địa đệm nhưng không biểu hiện rõ triệu chứng. Bệnh nhân sẽ cần tới bệnh viện tham khảo ý kiến của bác sĩ và chẩn đoán nếu gặp những dấu hiệu nhỏ như sau:
-
Những cơn đau nhức liên tục và ngày càng nặng, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt.
-
Tiểu són, bí tiểu.
-
Mất cảm giác phía sau chân, vùng thắt lưng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nguy hiểm không
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nguy hiểm không? Nhiều người vẫn đang đánh giá rất thấp bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng, trong khi đây thực sự là căn bệnh nguy hiểm. Khi những rễ dây thần kinh để điều khiển các cơ quan khác nhau gặp tình trạng tổn thương và bị chèn ép, người bệnh liên tục cảm thấy đau nhức. Thời gian lâu dẫn tới khó cử động vùng thắt lưng, lan sang tay chân, thậm chí nếu biến chứng nặng nề có thể gây tàn tật vĩnh viễn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nguy hiểm ra sao
Trong trường hợp khối đĩa đệm trượt và chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể mất cảm giác và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sinh hoạt, lao động thường ngày. Đĩa đệm chèn ép tủy cổ còn dẫn tới tê liệt, đại tiểu tiện hoàn toàn không tự chủ. Tứ chi sẽ teo lại và dẫn tới mất khả năng đi lại.
Điều trị thoát vị đĩa đệm lưng không cần mổ
Điều trị thoát vị đĩa đệm đòi hỏi một quá trình lâu dài và kiên nhẫn. Đặc biệt người bệnh phải lưu ý duy trì những thói quen lành mạnh nếu muốn bệnh không đặc biệt trở nên trầm trọng hơn. Đa số người bệnh hiện nay đều hạn chế lựa chọn phương pháp mổ do thời gian hồi phục khá lâu, đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm. Thay vào đó, điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn đang được ưu tiên hơn cả.
Điều trị thoát vị đĩa đệm lưng bảo tồn tập trung vào việc tránh tư thế gây đau, đồng thời xây dựng cho bệnh nhân một kế hoạch tập luyện, sử dụng thuốc để làm giảm mọi triệu chứng trong một thời gian ngắn. Các nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng như giảm đau, giãn cơ, corticoid tiêm hoặc vật lý trị liệu.
Những liệu pháp thay thế kết hợp có thể làm giảm triệu chứng đó là:
-
Nghiên cứu kéo nắn phần xương khớp.
-
Thực hiện châm cứu bấm huyệt hoặc massage.
-
Tập các bài tập yoga.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần mổ chỉ phù hợp với những bệnh nhân ở thể nhẹ. Một tỉ lệ rất nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ cần được phẫu thuật. Các bác sĩ cân nhắc giữa điều trị bảo tồn và phẫu thuật nếu sau 6 tuần điều trị không thành công. Đặc biệt áp dụng nếu bệnh nhân bị yếu cơ, khó đi lại hoặc mất kiểm soát khu vực cơ vòng.
Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Tập yoga mang tới rất nhiều lợi ích cho những người đang mắc chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng được đánh giá là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa tích cực.
Khi người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng tập yoga sẽ mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
-
Tăng cường sức mạnh cơ và độ dẻo dai của các khớp, đặc biệt là phần cơ lưng. Việc tăng cường lực cơ giúp cho cơ thể duy trì được tư thế đứng thẳng, làm giảm áp lực lên phần cột sống và giảm đau.
-
Tăng việc lưu thông máu, đưa các chất dinh dưỡng chuyển tới vùng cơ và mô mềm, thúc đẩy khả năng phục hồi.
-
Tăng cường sự đàn hồi khớp cơ và tăng sự dẻo dai, linh hoạt.
Các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn có thể tham khảo để chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng:
Tư thế cây cầu
Người bệnh có thể nằm ngửa trên thảm tập và đặt xuôi hai tay theo thân. Sau đó gập gối, hít sâu, nâng lưng lên ở một độ cao nhất có thể và cảm nhận. Giữ nguyên tư thế này từ 30 – 45 giây.
Tư thế rắn hổ mang
Người bệnh nằm sấp, hai lòng bàn tay úp lại, đặt ở bên dưới vai, chân duỗi thẳng. Tiếp đó, hãy chống hai tay mạnh xuống sàn, đẩy phần thân trên lên, giữ tay thật thẳng. Duy trì tư thế này từ 20 – 30 giây.
Tư thế châu chấu
Bạn thực hiện tư thế bằng cách nằm sấp, duỗi thẳng hai tay và hai chân. Hãy tập hít thở đều và sâu để nâng phần ngực, cánh tay, cẳng chân ra khỏi sàn. Lưu ý rằng cần giữ tư thế này sao cho cơ thể thẳng hàng, thả lỏng ngón tay và chân. Duy trì từ 15 – 30 giây.
Chế độ sinh hoạt trong suốt quá trình điều trị
Những người mắc thoát vị đĩa đệm thắt lưng luôn được các bác sĩ yêu cầu một chế độ sinh hoạt lành mạnh và nghiêm ngặt. Bởi ở mọi giai đoạn, nếu có tác động mạnh tới phần thắt lưng, chắc chắn sẽ gây ra nhiều biến chứng và đẩy bệnh trở nên nặng nề hơn.
Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để chữa bệnh hiệu quả
Vì vậy, đừng bỏ qua việc xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị, cụ thể:
-
Hạn chế toàn bộ các hoạt động mạnh, đồng thời tăng cường việc nghỉ ngơi điều độ, duy trì thói quen tập thể dục lành mạnh theo đúng kỹ thuật mà bác sĩ và nhân viên y tế đã hướng dẫn.
-
Thực hiện thăm khám ngay nếu thấy những triệu chứng với cường độ nặng hơn. Ví dụ tê liệt tay chân, cảm giác đau tê vùng thắt lưng, dấu hiệu của việc khó tiểu tiện, đại tiện, bị suy yếu đột ngột trên mọi bộ phận cơ thể.
-
Người mắc căn bệnh này cần tránh nằm quá nhiều. Việc chú ý nghỉ ngơi là cần thiết, tuy nhiên nếu nằm quá lâu trong một thời gian dài mà không vận động đi lại, sẽ khiến phần khớp trở nên rất khô cứng. Ngoài ra, nằm quá nhiều còn khiến cơ thoái hóa, các khớp yếu hơn rất nguy hiểm.
Lời khuyên hữu ích dành cho người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Bạn đang mắc thoát vị đĩa đệm thắt lưng khiến cho cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, gây ra nhiều phiền toái, đau đớn và mệt mỏi? Để khắc phục tình trạng trên, hãy lưu ý một số vấn đề như sau:
-
Tăng cường tập luyện bằng cách đi bộ đều đặn hàng ngày. Ban đầu hãy đi chậm, sau đó các bước chân nhanh hơn nhưng vẫn cần duy trì sự nhẹ nhàng và dứt khoát. Đừng quên điều hòa nhịp thở.
-
Phối hợp trị liệu bằng các bài tập bơi lội nhẹ nhàng và vừa sức, có thể kết hợp thêm yoga và loại bỏ hoàn toàn việc chạy bộ.
-
Người thoát vị đĩa đệm thắt lưng không nên tập gym, sẽ đẩy căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
-
Không thực hiện các động tác vặn người và luôn giữ thẳng chân.
-
Liên tục theo dõi căn bệnh, nếu thấy các dấu hiệu ngày càng trở nặng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Hy vọng đã giúp cho những người mắc phải căn bệnh này có thêm thông tin để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Đừng để đau nhức xương khớp trở thành giới hạn của bạn. Hãy liên hệ với Khớp Việt Clinic qua hotline và website để đặt lịch hẹn thăm khám với những bác sĩ chỉnh hình tay nghề cao và chuyên môn giỏi ngay hôm nay.