Mo Thoat Vi Dia Dem Xong Van Dau 3

Giải đáp mọi thắc mắc về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, gây nhiều triệu chứng khó chịu đến cho người bệnh. Bệnh lý này khó chữa và dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy hiện nay có những phương pháp phẫu thuật nào? Sau khi phẫu thuật cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhé!

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, vị trí, tính chất tổn thương, mức độ ảnh hưởng đến khả năng vận động, lao động, sinh hoạt,….Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điệu trì phù hợp là bảo tồn hay can thiệp phẫu thuật.

Tham khảo thêm:

Theo thống kê hiện nay, có khoảng 90% bệnh nhân thoát vị địa đệm điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Với phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm, chống co cứng cơ,…Bên cạnh đó, có thể được tiêm màng cứng ngoài, tiêm quanh rễ thần kinh và các biện pháp vật lý trị liệu. 

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nên phẫu thuật không?
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nên phẫu thuật không?

Một số trường hợp khác có thể sử dụng thủ thuật phong bế thần kinh chọn lọc nhằm giảm chèn ép, gây đau thần kinh. Khí các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm, bệnh nhân sẽ được tập phục hồi để dự phòng các tổng thương về sau. Đồng thời kết hợp các phương pháp đông y như: châm cứu, bấm huyệt,….

Việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp. Chỉ có khoảng 10% bệnh nhân thoát bị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật. Thông thường, việc phẫu thuật sẽ được thực hiện sau quá trình điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, hoặc bệnh nhân cấp tính cần phẫu thuật ngay.  Như vậy, mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng không phải là phương pháp được ưu tiên.

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?

Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một -phương pháp điều trị hiệu quả tuy nhiên nó cũng tồn tại một số rủi ro nhất định. Vậy nên, không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp để thực hiện ca mổ này. Chỉ nên thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm với những trường hợp bệnh nhân sau: 

  • Điều trị nội khoa thất bại sau 5-8 tuần;

  • Thoát vị đĩa đệm gây tình trạng bao xơ, thoái vị di trú;

  • Thoát vị đĩa đệm gây tình trạng chèn ép dây thần kinh cấp tính;

Một số trường hợp đặc biệt cần thực hiện phẫu thuật cấp cứu gồm: 

  • Thoát vị đĩa đệm gây nên cơn đau quá mức và việc sử dụng thuốc giảm đau không có tác dụng;

  • Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc hội chứng đuôi ngựa: Chèn ép dây thần kinh gây yếu hoặc liệt các nhóm cơ, giảm trương lực cơ, dẫn đến liệt mềm đột ngột 2 chi dưới, đi kèm tiêu tiểu và sinh dục. 

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Để tiến hành phẫu thuật bệnh nhân cần được thăm khám thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống, điều trị sớm nhất có thể. Trước khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân sẽ được chẩn đoán hình ảnh CT hoặc MRI để xem xét liệu trình điều trị. 

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được sử dụng hiện nay gồm: 

  • Phẫu thuật mổ mở hoặc, lấy bỏ nhân thoát vị và giải chèn ép thần kinh. Trong quá trình mổ có thể sử dụng kính hiển vi hỗ trợ.

  • Phẫu thuật nội soi cột sống, loại bỏ nhân bị thoát vị.

Các Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay
Các Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay

Mỗi phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp mổ sẽ còn tùy thuộc vào tính chất tổn thương của từng bệnh nhân.

Lưu ý: Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhưng mắc thêm bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, máu khó đông,…cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện. Tốt nhất hãy đến các bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Phương pháp phẫu thuật điều trịnh bệnh nào cũng tiềm ẩn một số rủi ro, trong đo bao gồm phẫu thuật đĩa đệm. Một số bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vẫn không có thể di chuyển linh hoạt, thậm chí có thể diễn biến bệnh nặng hơn. Dưới đây là một số biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng, cột sống bạn nên biết: 

  • Nhiễm trùng: Sử dụng dụng cụ phẫu thuật không được vệt sinh sát trùng hoặc vết mổ hở khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết mổ. Tình trạng nhiễm trùng liên quan tới đĩa đệm hoặc cột sống có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân;

  • Thoát vị đĩa đệm tái phát: Sau phẫu thuật khoảng 6 tháng, bệnh nhân đã giảm bớt các triệu chứng đau nhức của bệnh. Tuy nhiên, vẫn không thể phục hồi được sức khỏe hoàn toàn. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ tái phát rất khá cao từ 5-15%.

  • Thoái hóa cột sống: Hậu phẫu thuật, sự linh hoạt của cột sống sẽ bị thuyên giảm, không được như ban đầu.

  • Tổn thương thần kinh: Trong quá trình phẫu thuật, một số dây thần kinh có thể bị tổn thương. Từ đó, gây nên nhiều ảnh hưởng tới các cơ quan khác trên cơ thể. 

  • Một số biến chứng khác: Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị tê, xơ hóa vùng thắt lưng cột sống. Đồng thời, có thể bị xuất huyết ở các mô gây nên bại liệt hay tử vong. 

Lưu ý sau phẫu thuật

Để quá trình phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả. Bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau phẫu thuật dưới đây: 

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu;

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại thức ăn giàu canxi, sắt, vitamin,….

  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, không thức quá khuya;

  • Không mang vác các vật nặng hay làm việc quá sức;

  • Giữ cơ thể ở mức cân nặng hợp lý, tránh các tình trạng thừa cân hay béo phì;

  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị;

  • Luyện tập các bài thiền, bài tập yoga nhẹ nhàng để giảm các triệu chứng đau nhức thắt lưng. 

  • Uống nước đủ 2 lít mỗi ngày, nên uống thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường đề kháng.

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu?

Đối với một số bệnh nhân có tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng có thể áp dụng phương pháp mổ hở. Đây là lựa chọn của đa số các bệnh nhân hiện nay, mức chi phí mổ khoảng 10-15 triệu đồng.

Phương pháp mổ nội soi sẽ có chi phí đắt hơn so với mổ hở. Chi phí một ca mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là 15-20 triệu đồng. Đặc biệt đối với trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm kèm theo hiện tượng hẹp ống sống hoặc thoát vị xảy ra ở nhiều vị trí thì chi phí sẽ cao hơn. Chi phí của những ca mổ nội soi phức tạp này sẽ khoảng từ 60-70 triệu đồng.

Đây là một mức phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm trung bình tại các bệnh viện uy tín tại Việt Nam. Chi phí phẫu thuật sẽ còn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh của bệnh nhân mà có mức điều trị thay đổi khác nhau.  

Bệnh viện điều trị thoát vị đĩa đệm

Nếu bạn chưa biết địa chỉ bệnh viện điều trị thoát vị đĩa đệm uy tín, hiệu quả. Chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc phòng khám Khớp Việt- đơn vị chuyên khám và điều trị các bệnh về xương khớp. 

KhopViet với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa khớp hàng đầu Việt Nam, đứng đầu là bác sĩ Nguyễn Viết Tân- chuyên viên tư vấn được chứng nhận bởi hội đồng chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm làm việc tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình. Cung cấp các dịch vụ y học chỉnh hình riêng biệt cho từng bệnh nhân.

Khớp Việt Clinic- phòng khám, điều trị các bệnh xương khớp hàng đầu Việt Nam

Đồng thời, tại khớp Việt còn được đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Đảm bảo các hoạt động thăm khám, điều trị bệnh chuẩn xác, hiệu quả nhất.

Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, luôn hỗ trợ khách hàng các dịch vụ và giải đáp các thắc mắc liên quan đến các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. 

Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những giải đáp về các câu hỏi liên quan về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng, cột sống thường gặp: 

Khi nào bệnh nhân tái khám sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ tái khám sau 2 tuần phẫu thuật. Mục đích của tái khám lần đầu tiên là để kiểm tra sự tiến triển của sức khỏe bệnh han, đánh giá vết thương, thảo luận chiến lược phục hồi và giới thiệu đến bạn bác sĩ vật lý trị liệu hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Lần thăm khám thứ hai và lần thăm khám cuối cùng sẽ được bác sĩ lên kế hoạch từ 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật. Nhằm theo dõi quá trình phục hồi đi bệnh thoát vị đĩa đệm đi đúng hướng. 

Người bệnh cần làm gì trong vài tuần đầu sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Sau khi phẫu thuật thành công, người bệnh nếu đã cảm thấy hoạt động thoải mái thì có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các hoạt động đi bộ được khuyến khích ngay lập tức. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh bê vác nặng và chơi các môn thể thao. Nếu có điều kiện, hãy tập vật lý trị liệu với bác sĩ chuyên khoa sau 2 tuần mổ.

Khi nào có thể quay trở lại với công việc?

Đối với các công việc nhẹ nhàng như làm việc văn phòng có thể trở lại sau 2-3 tuần sau phẫu thuật. Đối với các công việc lao động liên quan đến tay chân, khuân vác nặng cần nghỉ ngơi 4-6 tuần.

Khi nào bệnh nhân có thể tham gia hoạt động động thể thao? 

Các vận động viên tham gia các bộ môn thể thao không va chạm có thể quay trở lại tập luyện, thi đấu sau 6-8 tuần. Các môn thể thao va chạm khác như: đá bóng, bóng rổ, bóng bầu dục,….có thể trở lại sau khoảng 8-12 tuần phục hồi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tăng mức độ tập luyện dần dần.

Người bệnh nên làm gì để tối ưu hóa quá trình phục hồi bệnh thoát vị đĩa đệm?

Kết quả nghiên cứu cho thấy, béo phì có liên quan đến kết quả làm xấu đi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cột sống. Việc giảm cân sẽ rất quan trọng đối với sự phục hồi sức khỏe đĩa đệm trong tương lai. Vì vậy, người bệnh, nên có chế độ ăn uống phù hợp, giữ cân nặng hợp lý, nhằm hạn chế tải trọng cho cột sống, giúp phục hồi nhanh hơn. Các thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,…cũng khiến hiệu quả phẫu thuật kém hơn.

Những nguy cơ có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm tái phát là gì?

Các thành phần của đĩa đệm có khả năng bị suy giảm do tổn thương ban đầu ở bao xơ đĩa đệm dẫn đến thoát vị đĩa đệm tái phát. Tỉ lệ tái phát có thể từ 5-7% các trường hợp sau điều trị. Các phương pháp điều trị bệnh nếu tái phát có thể lựa chọn bảo tồn hoặc phẫu thuật như ban đầu. Lưu ý, khả năng tái phát thoát vị đĩa đệm tái phát không quan đến mức độ hoạt động sau phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh có thể làm việc trở lại an toàn và thực hiện các khung thời gian theo hướng dẫn ở trên.

Người bệnh có phải phải phẫu thuật lại trong tương lai không?

Như đã nói ở trên, bệnh thoát vị đĩa đệm khá dễ bị tái phát trở lại. Đồng thời, cũng có khá nhiều nguyên nhan dẫn đến tình trạng này. Khi người bệnh bị tái phát bệnh trở lại nếu không thể điều trị  bằng các phương pháp nội khoa thì có thể thực hiện phẫu thuật phù hợp. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ các phương pháp phục hồi tốt, thực hiện rèn luyện cơ thể tốt, chế độ dinh dưỡng đảm bảo,…Khiến bệnh thoát vị đĩa đệm không tái phát thì không cần phẫu thuật lại trong tương lai nữa.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp các thắc mắc về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Hy vọng những thông tin hữu ích của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, lựa chọn đơn vị điều trị hiệu quả. Để có thêm nhiều thông tin hơn về bệnh xương khớp hãy truy cập vào website https://khopviet.com nhé. 

5/5 - (2 bình chọn)