Mã Icd 10

Mã ICD thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Có rất nhiều bệnh nhân khi lên mạng tra cứu thông tin chứng bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ cảm thấy khó hiểu với mã ICD. Dù đây là mã cần thiết để bạn tìm kiếm và hiểu hơn về căn bệnh đang rất phổ biến này. Vậy mã icd thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về loại ký hiệu độc đáo nhé.

Tham khảo thêm kiến thức:

Mã ICD 10 thoát vị đĩa đệm là gì?

Bạn có thể tìm thấy mã ICD rất nhiều ở những hồ sơ bệnh lý xương khớp. Trong nền y khoa quốc tế, ICD cũng rất phổ biến, là tên viết tắt của phân loại thống kê về hệ thống những bệnh tật, vấn đề liên quan tới sức khỏe. ICD là chữ viết tắt của chữ gì? Nếu viết đầy đủ, ICD là International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems.

ICD 10 thoát vị đĩa đệm

Vậy nhiệm vụ của ICD là gì? Ký hiệu này cung cấp một mã hóa căn bệnh thành từng mã ngắn gọn, giúp công tác y học được chuẩn chỉnh và nhanh chóng hơn. Thay vì phải nói tên căn bệnh dài dòng, phức tạp và đôi khi khó phân biệt, các bác sĩ, chuyên gia y khoa chỉ cần sử dụng mã ICD để chuẩn hóa.

Bảng mã ICD xuất hiện phổ biến trong những bệnh án của bệnh nhân được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác điều trị. Khi bác sĩ, chuyên gia y khoa đọc, họ có thể hiểu và nhận biết ngay lập tức mà không gặp các vấn đề nhầm lẫn hay sai sót của sự bất đồng ngôn ngữ. Tính tới thời điểm hiện tại, rất nhiều quốc gia vẫn trung thành với ICD 9. Còn ở một số quốc gia đã phát triển khác, họ dần chuyển sang dùng ICD 10.

ICD 10 về chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng được ghi rõ trong mục G55.1.Theo đó, đây là căn bệnh chèn ép rễ thần kinh do sự hoạt động một cách rối loạn của đĩa đệm cột sống. Cũng chính hiện tượng này đã trở thành nguyên nhân gây ra chứng đau thắt lưng và đau thắt hông rất nguy hiểm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra phổ biến ở nhiều lứa tuổi trong thời gian trở lại đây. Căn bệnh được diễn ra do một hoặc nhiều đĩa đệm – được đặt giữa các đốt sống lưng, cổ- gặp tình trạng trượt ra khỏi vị trí ban đầu hoặc bị hư hại. Từ đó, đĩa đệm liên tục chèn ép vào dây thần kinh tủy sống, khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức, cũng như rối loạn cảm giác tại chỗ trong một thời gian dài với cường độ ngày càng tăng cao.

Đĩa đệm là phần được cấu tạo bởi sụn, bao gồm hai phần là mâm sụn bên ngoài – được cấu tạo từ nhiều vòng sợi và nhân nhầy ở bên trong, Những đĩa này gắn kết với nhau rất chắc, có vai trò tương tự chiếc gối đỡ, tạo độ đàn hồi để cột sống hoạt động dẻo dai hơn. Nếu ở trạng thái bình thường, bạn có thể dễ dàng xoay, nghiêng người, cúi hoặc ưỡn. Tuy nhiên khi gặp tình trạng lệch đĩa đệm hoặc tổn thương, hư hại, khiến vòng xơ bị mòn, nhân nhầy chạy ra ngoài, đĩa đệm gây ra cảm giác đau đớn vì bị chèn ép.

Dựa vào mức độ chèn ép thần kinh, tủy sống, căn bệnh được chia thành:

  • Thoát vị trung tâm: nhân nhầy đã thoát ra, chèn ép trực tiếp vào tủy sống gây mất chức năng vận động, khó kiểm soát hệ bài tiết.

  • Thoát vị cạnh trung tâm: nhân nhầy chèn ép tủy sống và rễ dây thần kinh.

  • Thoát vị chèn ép bên phải hoặc bên trái.

Dựa theo vị trí thoát vị, ta có thể chia bệnh thành:

  • Vị trí sau: khá phổ biến, gây ra dấu hiệu đau mỏi, đau lan và cảm giác tê bì.

  • Vị trí trước.

  • Vị trí vào thân đốt sống, còn có tên gọi khác là thoát vị nội xốp.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Theo thống kê, căn bệnh này đang xảy ra ở hơn 30% dân số, với độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Đây là một tỷ lệ khá lớn, chứng minh rằng thoát vị đĩa đệm dễ dàng trở nên phổ biến và bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Nếu không điều trị kịp thời, chắc chắn thoát vị đĩa đệm sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy bạn cần quan sát cơ thể để kịp thời phát hiện những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh. Bởi trước khi bệnh chuyển biến xấu hơn, cơ thể luôn phát ra dấu hiệu cảnh báo để bạn nhận biết và đi khám chữa. Sau đây là một số triệu chứng của thoát vị đĩa đệm bạn cần tham khảo:

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Các cơn đau xuất hiện phổ biến ở phần hông và thắt lưng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài, trong một số trường hợp sẽ trở nên dữ dội và đau thắt từng cơn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu.

  • Cường độ đau trở nên ngày càng lớn, kể cả khi vận động, hắt hơi hay ho. Ngay cả việc nằm nghiêng cũng trở nên khó khăn đối với người bệnh. Họ chỉ có thể giảm ho khi nằm nghỉ ngơi thư giãn.

  • Xuất hiện các cơn đau chạy dọc theo hông xuống tới phần xương chậu, má đùi và cẳng chân. Khi co chân lại, bạn sẽ có cảm giác tê bì hoặc tê cả phần bàn chân.

  • Quá trình sinh hoạt hàng ngày và đi đứng trở nên ngày càng khó khăn. Nhiều bệnh nhân thậm chí không thể xoay người hay cúi người.

  • Bệnh nhân mắc chứng đại tiểu tiện không kiểm soát, lâu dần sẽ tới liệt người.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy những cơn đau nhức ở vùng vai gáy.

  • Cơn đau lan từ bả vai tới cánh tay, tê dọc và chạy theo 2 cánh tay.

  • Cơn đau sẽ có cảm giác âm ỉ kéo dài hoặc đau nhức dữ dội, nhất là khi ho hoặc hắt hơi, khi cúi đầu.

  • Chức năng của tay bị suy yếu, đau nhức và tê, khó để cầm nắm đồ vật và duy trì hoạt động thường ngày.

  • Căn bệnh phát triển đi kèm với thoát vị đĩa đệm thắt lưng, dẫn tới teo các vùng cơ và liệt người.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Có rất nhiều bệnh nhân cảm thấy thắc mắc lý do vì sao bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng? Họ cho rằng mình đã duy trì một lối sinh hoạt đủ khỏe mạnh và điều độ để có thể ngăn chặn được căn bệnh này. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể tới với bất kỳ ai, với những nguyên nhân khó đoán như sau:

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Nguyên nhân khách quan

  • Do nghề nghiệp: những người thường xuyên làm việc nặng hoặc lao động chân tay, mang vác nhiều đồ vật nặng trong thời gian lâu ngày rất có thể bị mắc thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt, nếu bạn mang vác sai tư thế còn khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ thoái hóa các đốt sống cao.

Nguyên nhân chủ quan

  • Tuổi tác cao: tuổi càng cao đồng nghĩa với các cơ quan trong cơ thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa, phần dịch khớp bôi trơn tiết ra không đủ để đảm bảo cho sự hoạt động của những đĩa đệm. Đĩa đệm mất nước từ đó trở nên khô cứng, phần bao xơ dễ xuất hiện vết rách, nhân nhầy qua đường này cũng thoát ra ngoài.

  • Do chấn thương: chấn thương lâu dài cũng là nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống. Nếu bạn làm những công việc nặng nhọc, tạo ra nhiều vết thương vùng cột sống, có thể gây ra sự thoái hóa và thoát vị.

  • Thừa cân, béo phì: trọng lượng cơ thể tăng nhanh đột ngột tạo sức ép khổng lồ lên với cột sống. Cột sống không chịu tải làm ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động cột sốt, gây thoát vị đĩa đệm nặng nề.

  • Một số nguyên nhân phổ biến khác như thiếu chất, thiếu canxi, do yếu tố di truyền, bệnh lý bẩm sinh hoặc bạn đang sử dụng nhiều chất kích thích độc hại.

Trong trường hợp đã xuất hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, điều bệnh nhân cần làm là tới ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Bị thoái hóa cột sống thắt lưng phải làm gì

Chắc chắn rằng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ mang đến cho bạn những phiền toái, mệt mỏi và đau đớn kéo dài. Các bác sĩ chuyên gia đều nhận định, thoái hóa cột sống thắt lưng như mối nguy hiểm tiềm tàng. Tuy nhiên tin vui đó là, bệnh hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu như phát hiện, điều trị kịp thời. Theo thời gian, điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng đã chuyển sang điều trị triệu chứng, làm chậm lại quá trình lão hóa.

Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng phải làm gì

Sau đây là một số phương pháp hỗ trợ mới nhất:

Điều trị thuốc

Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây tùy vào tình trạng bệnh. Hãy phối hợp giảm đau, chống viêm hoặc thuốc giãn cơ với liều lượng phù hợp như tiêu chuẩn của bác sĩ. Những loại thuốc tây thường xuyên được kê đơn điều trị thoát vị đĩa đệm đó là Paracetamol, Tramadol, Meloxicam, Corticoid. Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc cần sự kê đơn của bác sĩ, đồng thời không nên duy trì quá lâu, sẽ dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe.

Ngoài ra, nếu không thích thuốc Tây, bạn hoàn toàn có thể chọn bổ sung các loại thảo dược bôi trơn khớp như lá lốt, ngải cứu, cỏ xước, mần ri.

Vật lý trị liệu

Khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh hãy đến cơ sở y tế chuyên nghiệp để được vật lý trị liệu. Các hình thức phổ biến như xoa bóp, bấm huyệt có khả năng kéo giãn phần cột sống. Ở một số bệnh viện cũng đang áp dụng cách chiếu tia hồng ngoại, tập cơ, chườm nóng cho bệnh nhân. Từ đó ngăn chặn biến chứng teo cơ và liệt tứ chi, cũng như tăng cường tốc độ tuần hoàn, lưu thông máu.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định đối với những bệnh nhân đang gặp bệnh lý nguy hiểm như đau thần kinh tọa, chèn ép dây thần kinh, chèn ép tủy sống. Đặc biệt nếu bệnh nhân không đáp ứng được các phương pháp vật lý trị liệu cũng cần can thiệp tới phẫu thuật để bệnh khỏi hoàn toàn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin sẽ giúp bạn hiểu hơn về mã icd thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Căn bệnh này đặc biệt nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy hãy theo dõi và thăm khám thường xuyên để phát hiện và khắc phục bệnh nhanh nhất. Nếu có nhu cầu thăm khám, đừng quên liên hệ tới Khớp Việt Clinic qua địa chỉ website hoặc hotline để đặt lịch nhé!

5/5 - (3 bình chọn)