Vật Lý Trị Liệu Gãy Xương đòn

Tập vật lý trị liệu sau mổ gãy xương đòn đơn giản tại nhà

Bài tập vật lý trị liệu gãy xương đòn tại nhà giúp bệnh nhân mổ kết hợp xương đòn xong bằng phương pháp làm ổ đặt nạp nhằm mục đích giúp bệnh nhân vận động sớm nhất có thể đển bệnh nhân quay trở lại với công việc sinh hoạt hàng ngày và chơi thể thao.

Nếu bệnh nhân mổ xương đòn xong mà không vận động thì khả năng cứng khớp vai rất nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Video hướng dẫn một số các bài tập mà các bệnh nhân có thể tự tập được ở nhà để mang lại hiệu quả cao nhất sau phẫn thuật.

>>Xem thêm: chi phí phẫu thuật gãy xương đòn

Phần 1: 1-2 tuần đầu: Bài tập cổ tay và khủy tay 

Bệnh nhân cần tập vận động ngay sau khi cố định bằng đai số 8 hoặc đai đeo tay, trong giai đoạn này bệnh nhân vẫn mang túi chườm đá để giảm sưng, giảm viêm vùng mổ.

Tập chủ động cử động gập duỗi ngón tay, bàn tay.

Tập chủ động gập duỗi cổ tay, khuỷu tay, cử động sấp ngửa cẳng tay.

Tập khoảng 10-15 lần để tạo kết quả tốt cho cổ tay và khủy tay

Phần 2: 1-3 tuần đầu: Bài tập Con Lắc

Bệnh nhân có thể mở đai đeo tay ra và thực hiện các động tác đơn giản

Thực hiện cuối người thả lòng cơ thể, tay xoay theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại

Ngoài ra bệnh nhận có thể xoay tới lui tay theo chiều cơ thể.

Mỗi vòng xoay thực hiện từ 2-3 phút.

Mục đích giúp vai bệnh nhân quen dần và không bị cứng khớp vai, có tác dụng tạo sức ép vào đầu xương làm liền xương nhanh.

Phần 3: 1-3 tuần đầu: Bài tập Bò Tường

Bài tập này giúp hỗ trợ bệnh nhân có thể nâng tay và cải thiện vận động tay một cách có hệ thống

Thực hiện đặt tay đau lên tường và từ từ bò tay lên cao, bệnh nhân nên sử dụng tay không đau để nâng đỡ tay đau trong quá trình bò tay lên tường

Thông thường bênh nhân chỉ nên bò tay đến vị trí cánh tay vuông góc với vùng vai trong tuần đầu tiên, sau đó bạn có thể nâng cao tay hơn trong các tuần tiếp theo tùy vào sự cải thiện và mức độ đau để phục hồi khả năng vận động tốt nhất

Phần 4: 2-3 tuần đầu: Bài tập Xoay Ngoài và Trong thụ động.

Bệnh nhân sử dụng cây gậy để hỗ trợ quá trình tập xoay trong và xoay ngoài.

Tay đau nắm lấy 1 đầu của gây, tay còn lại có trách nhiệm đẩy gậy tới và kéo về để tạo tác động xoay ngoài thụ động cho tay đau.

Tương tự như vậy, đổi vị trí gậy ra sau lưng và tiếp tục dùng tay khỏe kéo gậy lên xuống để hỗ trợ động tác xoay trong thụ động cho tay.

Tập 10-15 lần, ngày tập 3-4 lần.

Phần 5: 4-6 tuần, Bài tập Gồng Cơ Đẳng Trường.

Bài tập hỗ trợ tăng sức mạnh vùng vai bao gồm nhóm gân, cơ , chóp xoay…. Giúp trong thời gian tay bất động người bệnh không bị teo cơ.

Bệnh nhân đứng gần mép tường, cánh tay khép vào thân người đồng thời cẳng tay vuông góc với thân người và áp vào tường

Bệnh nhân gồng cánh tay để đẩy tay về phía tường trong vòng 10-15s, mỗi ngày 3-4 lần.

Với động tác tương tự bệnh nhân có thể thực hiện để tạo vận động gồng xoay tay ra ngoài, xoay tay vào trong  và xoay tay lên trên để hộ trợ các nhóm cơ trong quá trình lành xương.

Đây là những bài tập mà bệnh nhân có thể tập tại nhà, và lời khuyên của bác sĩ là hãy tập các bài tập riêng biệt theo trình tự có hệ thống đã được chia sẻ như trên để khớp vai của bệnh nhân được cải thiện tránh tình trạng cứng khớp vai.

Thấy hay thì đánh giá dùm mình nhé!