Vật Lý Trị Liệu Thoát Vị đĩa đệm Cột Sống Lưng

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở đốt sống. Người bị bệnh lý này sẽ bị đau nhức ở phần đốt sống bị tổn thương, tê mỏi chân tay và yếu cơ. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm, nó có thể chèn ép và làm ảnh hưởng đến rễ thần kinh, tủy sống cùng các cơ quan nội tạng khác. Vậy làm thế nào để điều trị căn bệnh này? Hãy cùng Khớp Việt tìm hiểu chi tiết các phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng trong bài viết dưới đây nhé! 

Lợi ích của các bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm

Các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm (trừ trường hợp phải cấp cứu phẫu thuật) thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc và tập thể dục hàng ngày. Vậy việc tập luyện vật lý trị liệu cùng các bài tập đơn giản mang lại những lợi ích gì cho người có vấn đề về đĩa đệm? 

Tham khảo thêm:

Lợi ích của việc tập luyện khi điều trị thoát vị đĩa đệm

Theo một vị bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, các bài tập thể dục sẽ đem lại một số lợi ích sau:

  • Giảm bớt những cơn đau cùng với áp lực mà đĩa đệm hoặc trượt đệm phải gánh chịu khi thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng.

  • Việc tập luyện sẽ giúp gân kheo và cơ lưng phát triển chắc khỏe, từ đó giúp giảm cơn đau, ngăn ngừa tái phát trở lại các bệnh về cột sống.

  • Tập luyện đúng cách  để khỏe các nhóm cơ mông, thắt lưng, bụng,… là phương pháp hiệu quả để tăng cường sức mạnh cột sống.

  • Kéo đĩa đệm về vị trí vốn có của nó thay vì bị giãn khoảng cách và làm giảm các hiện tượng đau nhức cột sống lưng.

  • Kết hợp uống thuốc và tập luyện thể dục sẽ cải thiện hơn hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị.

  • Cải thiện cột sống và giúp phục hồi, ngăn nguy cơ tái phát tốt hơn sau khi phẫu thuật.

Phương pháp tập luyện phù hợp với bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, các phương pháp tập luyện để điều trị thoát vị đĩa đệm rất phong phú. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn và tham khảo ý kiến bác sĩ để việc phục hồi được hiệu quả và nhanh chóng hơn. Một số phương pháp điều trị phù hợp bạn có thể tham khảo như:

  • Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp với nhiều hình thức trị liệu dựa trên các công cụ hỗ trợ khác nhau. Các hình thức phổ biến được lựa chọn bao gồm: Vận động trị liệu, nhiệt trị liệu, trị liệu bằng nước, điện trị và kéo giãn giảm áp lực cột sống bằng máy.

  • Tập thể dục: Đây là phương pháp tập luyện tiết kiệm chi phí nhưng đòi hỏi sự kiên trì và chăm chỉ từ phía bệnh nhân. Có rất nhiều bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhưng vẫn giúp bạn giảm cơn đau và phục hồi một cách nhanh chóng.

Phương pháp tập luyện phù hợp với bệnh thoát vị đĩa đệm

Chúng ta có thể thực hiện kết hợp hai phương pháp tập thể dục và vật lý trị liệu để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và nhân viên y tế để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Trong quá trình tập luyện, cần lưu ý phải có người dẫn dắt và giám sát để hỗ trợ bệnh nhân nếu gặp sự cố hoặc một vài vấn đề khó khăn khác.

10 bài tập thể dục thoát vị đĩa đệm giúp phục hồi nhanh

Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn 10 bài tập hỗ trợ phục hồi nhanh bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Bài tập căng cổ sang bên

  • Bài tập kéo giãn thân trên

  • Bài tập thu cằm

  • Bài tập ngửa cổ

  • Bài tập nằm sấp đơn giản

  • Bài tập chó úp mặt

  • Bài tập tư thế con bọ

  • Bài tập tư thế em bé

  • Bài tập nâng chân và cánh tay

  • Bài tập ôm tay bó gối

10 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm

Đây là những bài tập giúp chúng ta thư giãn toàn bộ các đốt sống lưng, đặc biệt là phần đùi và thắt lưng, giúp giảm cơn đau và áp lực hiệu quả. Đồng thời, tập luyện các bài tập này thường xuyên sẽ tạo nền tảng đỡ cột sống khỏe hơn, dẻo dai hơn. Bạn nên chú ý tập đúng tư thế các động tác theo hướng dẫn để tránh bị chấn thương hoặc áp lực cột sống.

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số bài tập yoga giúp cải thiện và điều trị thoát vị địa đệm hiệu quả bạn có thể tham khảo:

  • Tư thế cây cầu

  • Tư thế rắn hổ mang

  • Tư thế con châu chấu

  • Tư thế gập lưng

  • Tư thế yoga góc nghiêng

Các tư thế yoga đơn giản sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả sau khi tập. Nếu kiên trì luyện tập hàng ngày, cột sống và cơ thể bạn chắc chắn vào đúng tư thế và dẻo dai, linh hoạt hơn. Đối với những bài tập yoga nhẹ nhàng này, bạn cần chú ý hít thở đều, thực hiện đúng động tác và giữ thăng bằng. Nếu khó thực hiện, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc người chăm sóc cho bạn. 

Những lưu ý khi tập thể dục thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả tốt

Do cột sống đang gặp áp lực lớn và đau nhức nên khi tập luyện bệnh nhân và người hướng dẫn cần lưu ý những vấn đề sau để tránh tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.

  • Tránh các bài tập tạo áp lực cho cột sống, thắt lưng để tránh các đĩa đệm bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

  • Tập luyện các bài tập phù hợp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

  • Làm nóng cơ thể trước khi tập để giãn các cơ, khớp và tránh tình trạng chuột rút.

  • Tập đúng cách, đúng động tác cùng nhjp thở đều và hãy lắng nghe cơ thể bạn.

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khó chữa dứt điểm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc phòng tránh căn bệnh này hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tiền bạc và công sức cùng nhiều vấn đề có liên quan khác. Phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đó là thực hiện đúng các tư thế khi đi, đứng, ngồi,… làm sao cho cột sống luôn thẳng tự nhiên và chuẩn xác nhất.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Đối với tư thế đứng, chúng ta phải đứng thẳng, hai vai cân xứng, trọng lượng của cơ thể được dồn lên hai chân. Đặc biệt, bạn không nên ưỡn bụng và cố tạo thắt lưng, hãy giữ tư thế tự nhiên, bình thường của cột sống. Đồng thời, hãy hạn chế đi giày có độ dốc quá mức và chọn những đôi có độ cao vừa phải, bằng phẳng.

Trong tư thế ngồi, bạn chú ý để ngồi ghế có độ cao phù hợp với bàn, hai chân đặt sát sàn nhà, lưng thẳng và tựa đều vào thành ghế. Lưu ý, bạn nên ngồi dồn trọng lượng vào chân và mông, có thể kê gối mỏng ở thắt lưng để giữ độ cong tự nhiên cho cột sống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh mang vật nặng. Nếu có bê vác thì hãy chú ý tư thế cột sống của mình.

Ngoài ra, việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và tập luyện thể thao thường xuyên cũng là cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là tổng hợp những tin về vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, hi vọng bạn sẽ học hỏi và trang bị cho mình kiến thức để bảo vệ cột sống, ngăn ngừa các bệnh cho đĩa đệm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tư vấn điều trị các bệnh lý về xương khớp, hãy liên hệ trực tiếp đến trang web của phòng khám Khớp Việt để được hỗ trợ nhanh nhất.

Thấy hay thì đánh giá dùm mình nhé!